(VINANET) – Sau khi giảm 300 nghìn đồng phiên hôm qua, sáng nay giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên lại tăng mạnh trở lại 600 nghìn đồng chốt ở 38,6-39 triệu đồng/tấn.

Tại cảng TPHCM, giá cà phê robusta theo giá FOB tăng 38 USD từ 1.976 USD/tấn lên 2.014 USD/tấn.

Tham khảo giá cà phê nhân xô

TT nhân xô

Ngày 26/2

Ngày 27/2

Ngày 28/2

FOB (HCM)

1.997
1.976
2.014

Đắc Lắc

38.600
38.300
38.900

Lâm Đồng

38.300
38.000
38.600

Gia Lai

38.700
38.400
39.000

Đơn vị tính: VND/kg    FOB: USD/tấn

Thị trường cà phê thế giới đêm qua trên sàn NYSE Liffe và sàn ICE đã ngập tràn sắc xanh.

Tại thị trường London, giá cà phê Robusta tăng khá mạnh mẽ. Mức tăng mạnh nhất ở kỳ hạn tháng 3 với 78 USD (tương đương 3,72%) lên 2.099 USD/tấn. Đây cũng là mức giá cao nhất chốt phiên sáng nay. Kỳ hạn tháng 9 mức tăng ít nhất với 29 USD (tương đương 1,44%) lên 2.009 USD/tấn. Các kỳ hạn còn lại tăng từ 1,64-1,87%.

Giá cà phê robusta tại London

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
Khối lượng
Cao nhất
Thấp nhất
Mở cửa
HĐ mở
03/14
2099
+78
+3,72 %
2619
2109
2037
2044
6357
05/14
2034
+38
+1,87 %
10953
2042
1998
2007
45530
07/14
2016
+33
+1,64 %
5802
2024
1985
1994
23658
09/14
2009
+29
+1,44 %
2254
2016
1982
1991
8548

Đơn vị tính: USD/tấn

Tại thị trường NewYork, giá cà phê arabica cũng có diễn biến tăng, tuy các mức tăng không mạnh chưa đến 1%. Giá tăng nhiều nhất ở kỳ hạn tháng 3 với 1,65 cent lên 178,75 cent/lb. Mức giá cao nhất chốt phiên sáng nay ở 182,8 cent/lb tại kỳ hạn tháng 9 sau khi tăng 1,55 cent (tương đương 0,86%).

Giá cà phê arabica tại NewYork 

Kỳ hạn
Giá Giá cà phê
Thay đổi
% thay đổi
Khối lượng
Cao nhất
Thấp nhất
Mở cửa
HĐ mở
03/14
178,75
+1,65
+0,93 %
62
179,95
176,7
177,55
---
05/14
179,3
+1,6
+0,9 %
13751
180,7
176,4
178,15
---
07/14
181,2
+1,55
+0,86 %
5026
182,45
178,4
180,4
---
09/14
182,8
+1,55
+0,86 %
2084
184
180
181,65
---
Đơn vị tính: USD Cent/lb

Brazil là nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, khả năng cao sẽ tiếp tục phải đối mặt với thời tiết khô hạn. Vì vậy diễn biến thời tiết nơi này luôn thu hút sự quan tâm của thị trường cà phê thế giới.

Thị trường cà phê nội địa khá sôi động nhưng các thương nhân xuất khẩu của Việt Nam vẫn có xu hướng ghìm hàng lại.

Sản lượng cà phê xuất khẩu của khối Trung Mỹ giảm do sự lây lan của nấm Roya phá hủy cây cà phê đồng thời do sự kiềm chế của thương mại nội địa góp phần đẩy giá cà phê Arabica kỳ hạn lên cao.

Hòa Phạm
Nguồn: Vinanet/Giacaphe

Nguồn: Internet