Mỹ: tăng điểm mạnh nhất trong 71 năm

Chứng khoán Mỹ kết thúc quý 3/2010 tăng điểm mạnh nhất trong 71 năm. Nỗi lo về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 giảm bớt. Chốt phiên giao dịch 30/09, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 47,23 điểm tương đương 0,44% xuống 10.788,05 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 3,53 điểm tương đương 0,31% xuống 1.141,20 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 7,94 điểm tương đương 0,33% xuống 2.368,62 điểm. Tuy nhiên nhìn lại cả tháng, chứng khoán Mỹ, hoàn tất tháng 9 đẹp nhất trong vòng 71 năm, chỉ số Dow Jones đã tăng 773 điểm tương đương 7,71% trong tháng, chỉ số S&P 500 tăng 8,8%. Chỉ số tổng hợp Nasdaq tăng 12%, mức tăng cao nhất trong tháng Chín kể từ 1998.

Tính cả quý 3/2010, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1.014,03 điểm tương đương 11,36%; chỉ số S&P 500 tăng 11,6%; chỉ số Nasdaq tăng 13,2%.

So với cuối năm 2009, chỉ số Dow Jones tăng được 239,54 điểm tương đương 2,27%.

Chỉ số sản xuất PMI Chicago tháng 9 tăng lên mức 60,4% từ mốc cũ là 56,7%, ngược hẳn với suy đoán của các chuyên gia rằng chỉ số này sẽ giảm còn 55,0%.

Cổ phiếu AIG tăng 4,4% lên 39,10USD/cổ phiếu sau khi chính phủ Mỹ và AIG công bố kế hoạch sẽ bán hai đơn vị trong lĩnh vực bảo hiểm của mình tại Nhật cho Prudential Financial Inc. với giá 4,8 tỷ USD.

Cổ phiếu Occidental Petroleum Corp tăng 2,2%, dẫn đầu nhóm cổ phiếu năng lượng của chỉ số S&P 500.

Cổ phiếu Caterpillar kết phiên giảm 1,6%, còn cổ phiếu American Express Co. giảm 2,3%. Tháng 9, cổ phiếu Caterpillar đã tăng 21%.

Ngày cuối cùng của tháng 9/2010, Bộ Thương mại Mỹ công bố GDP Mỹ quý 2/2010 tăng trưởng 1,7%, cao hơn dự báo của các chuyên gia (1,3% đến 2,2%) và cao hơn so với số liệu 1,6% công bố lần thứ 2. Tuy nhiên con số trên chưa bằng một nửa so với tốc độ tăng trưởng 3,7% của quý 1/2010.

Phiên ngày cuối tháng 9/2010, khối lượng giao dịch trên các sàn NYSE, the American Stock Exchange và Nasdaq đạt 8,76 tỷ cổ phiếu, trong khi đó khối lượng giao dịch trung bình của năm 2009 đạt 9,65 tỷ cổ phiếu.

Tuy nhiên có thể khẳng định, dù vẫn thấp nhưng khối lượng giao dịch đã cải thiện rất nhiều so với các phiên giao dịch trong nhiều tuần trước đó.

Bộ Lao động Mỹ công bố trong tuần kết thúc ngày 25/09/2010, số lượng người thất nghiệp lần đầu tại Mỹ giảm 16 nghìn xuống 453 nghìn, mức giảm thấp hơn dự báo của các chuyên gia.

Chủ tịch FED tại Philadelphia tuyên bố ông phản đối đưa ra thêm biện pháp kích thích kinh tế Mỹ bởi ông không nhìn thấy rủi ro giảm phát. Chủ tịch FED tại Boston cho rằng việc đưa ra thêm chương trình mua chứng khoán sẽ phụ thuộc vào triển vọng kinh tế và các số liệu sắp tới.

Phiên cuối cùng của tháng 9/2010, cổ phiếu Boeing tăng 0,9% và ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong nhóm 30 cổ phiếu thuộc chỉ số công nghiệp Dow Jones. Boeing tuyên bố lợi nhuận của hãng không chịu ảnh hưởng bởi việc giao chậm loại máy bay thương mại mới nhất.

Ông John Canally, chiến lược gia tại LPL Financial ở Boston, nhận xét: “Sau khi đã tăng điểm mạnh trong tháng 9/2010, nhiều người lo lắng về tăng trưởng của thị trường trong tháng 10/2010. Nếu thông tin kinh tế tháng 10/2010 phát đi tín hiệu tích cực, các chỉ số chính trên thị trường có thể tái lập mức đỉnh cao đã từng có vào tháng 4/2010.”

Viện quản lý nguồn cung (ISM) công bố hoạt động kinh doanh bất ngờ tăng trưởng. Trong khi đó khi số của hoạt động sản xuất tại nhà máy ở khu vực Milwaukee thấp hơn so với dự báo của các chuyên gia. Thị trường lo lắng về khả năng chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ công bố vào ngày hôm nay có thể phát đi tín hiệu xấu.

Khảo sát của Reuters thực hiện với các nhà đầu tư hàng đầu thế giới cho thấy nhóm nhà đầu tư này bổ sung thêm cổ phiếu vào danh mục đầu tư trong tháng 9/2010, giảm nắm giữ trái phiếu và tiền mặt khi sự lạc quan vào triển vọng của kinh tế toàn cầu tăng cao.

Châu Á: TTCK tăng 12% trong quý III

Chỉ số chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (MSCI Asia Pacific Index) đã tăng liên tiếp trong 5 tuần, kết thúc quý ở mức 127,06, mức cao nhất của 5 tháng. Như vậy, chỉ số này đã tăng 1,2% trong tuần cuối tháng 9, tăng 8,4% riêng trong tháng 9 và tăng 12% trong 3 tháng kết thúc vào tháng 9, là quý tăng điểm mạnh nhất trong vòng 1 năm qua.

Những báo cáo kinh tế lạc quan từ Mỹ và Trung Quốc hậu thuẫn cho xu hướng tăng này, mặc dù vẫn còn đó những lo lắng về khả năng khủng hoảng nợ châu Âu sẽ cản đà phục hồi của kinh tế toàn cầu.

Phiên 30/9, chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương hạ 1% xuống 126,25 điểm tính đến 3h rưỡi chiều tại thị trường Tokyo và như vậy ghi nhận mức hạ sâu nhất từ ngày 08/09/2010. Cổ phiếu của tất cả 10 nhóm ngành thuộc chỉ số đều mất điểm, dẫn đầu là cổ phiếu tài chính và cổ phiếu năng lượng.

Phiên cuối cùng của tháng 9/2010, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật hạ 0,68%. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hạ 0,33%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,34%. Chỉ số Straits Times của thị trường Singapore hạ 0,41%. Chỉ số SET của thị trường Thái Lan tăng 0,35%.

Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng 1,72%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ hạ 0,1%.

Chỉ số, dựa trên mức căn bản 100 tính ở thời điểm ngày 31/12/21987, lên mức cao trên lần đầu tiên từ tháng 11/1988. Chỉ số hướng tới tháng tăng được 8,5% và ghi nhận tháng tăng mạnh nhất tính từ tháng 5/2009. Chỉ số tăng được 12% trong quý 3/2010 và có quý tăng điểm mạnh nhất trong năm qua.

Cổ phiếu ngân hàng Sumitomo Mitsui Financial Group, ngân hàng lớn thứ 2 tại Nhật, hạ 3,9%.

Cổ phiếu National Australia Bank hạ 2,2% sau khi UBS AG hạ triển vọng đối với cổ phiếu này.

Cổ phiếu ngân hàng Industrial & Commercial Bank, ngân hàng cho vay lớn nhất thế giới tính theo giá trị thị trường, hạ 3,2% tại thị trường Hồng Kông.

Khoảng hơn 100.000 người đã tham gia biểu tình trên đường phố tại Brussels – Bỉ để biểu tình trước thời điểm cuộc họp giữa các nghiệp đoàn lao động và chủ tịch Ủy ban châu Âu. Tại Tây Ban Nha, cuộc biểu tình của người lao động trong ngành giao thông và truyền thông có quy mô lớn nhất trong 8 năm. Tại Athens – Hy Lạp, người lao động trong ngành đường sắt, truyền thông và cảng cũng bieru tình. Tại Dublin - Ireland, đoàn biểu tình đã tấn công cổng trước của tòa nhà Quốc hội.

Châu Âu: TTCK có quý tăng điểm mạnh nhất trong 1 năm

TTCK tăng 6,7% trong quý 3/2010 và là quý tăng điểm mạnh nhất trong 1 năm.

Tuy nhiên so với mức đỉnh cao thiết lập trong tháng 4/2010, chỉ số chính của thị trường vẫn thấp hơn tới 4,6%.

Thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm trong phiên cuối cùng của tháng 9/2010. Thành quả tăng điểm trong quý 3/2010 giảm bớt.

Chỉ số Stoxx 60 giảm 0,5% xuống 259,72 điểm tính đến 4h30 phút chiều 30/9 tại thị trường London. Trong tháng 9/2010, chỉ số tăng 3,4%. Trong quý 3/2010, chỉ số tăng 6,7% bởi lạc quan kinh tế toàn cầu sẽ tránh được khả năng kinh tế suy thoái lần 2.

Tuy nhiên so với mức đỉnh cao thiết lập trong tháng 4/2010, chỉ số vẫn thấp hơn tới 4,6%.

Thị trường chứng khoán châu Âu giảm điểm ngay từ đầu phiên giao dịch ngày cuối tháng sau khi Ireland công bố chi phí giải cứu các ngân hàng nước này có thể lên tới 50 tỷ euro tương đương 68 tỷ USD trong trường hợp xấu nhất.

Sau đó chỉ số tăng cùng với sự lạc quan trên thị trường chứng khoán Mỹ khi số liệu về tăng trưởng kinh tế Mỹ quý 2/2010, việc làm và hoạt động kinh doanh được công bố. Tuy nhiên thành quả tăng điểm bị dánh mất trong giờ giao dịch cuối của ngày cuối tháng.

Chỉ số chính của 11/18 thị trường Tây Âu tăng điểm. Chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp hạ 0,6%. Chỉ số DAX của thị trường Đức hạ 0,3%. Chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 0,4%. Chỉ số IBEX 35 của thị trường Tây Ban Nha tăng 0,3% ngay cả sau khi nước này đánh mất xếp hạng tín dụng cao nhất.

Cổ phiếu ngân hàng Allied Irish Banks hạ 8,2% sau khi chính phủ Ireland thông báo về kế hoạch tiếp quản phần lớn cổ phần của ngân hàng cho vay này.

Cổ phiếu hãng ô tô Fiat kéo cổ phiếu các hãng ô tô khác giảm sâu sau khi hãng công bố lợi nhuận hàng năm giảm.

(Vinanet)