(VINANET)- Giá gạo thế giới tuần thứ 3 của tháng 12/2013 trung bình giảm khoảng 2 USD so với tháng 11 và giảm khoảng 18 USD/tấn so với một năm trước đó.

Thái Lan

Gạo Thái Lan trung tuần tháng 12 giảm khoảng 25 USD/tấn so với một tháng trước đó, và giảm khoảng 170 USD/tấn so với một năm trước, với loại 5% tấm hiện chỉ giao dịch ở mức khoảng 380 USD/tấn, thấp hơn rất nhiều so với cả mức 600 USD/tấn trước khi thực hiện các chương trình can thiệp.

Hiện giá giao dịch gạo Thái Lan trở nên rẻ nhất châu Á, rẻ hơn cả gạo Pakistan, mặc dù giá chào bán thì chỉ thấp hơn so với gạo Việt Nam.

Chương trình thu mua lúa gạo nội địa – kéo dài từ tháng 10/2011 tới nay - với giá cao nhằm đẩy giá xuất khẩu tăng đã khiến lượng tồn trữ của chính phủ Thái tăng gấp 3-4 lần, khiến nước này không chỉ mất nhiều thị phần về tay các đối thủ cạnh tranh, mà còn mất ngôi vị nước xuất khẩu số 1 thế giới.

Tính từ đầu năm tới nay, Thái Lan đã xuất khẩu khoảng 6,6 triệu tấn gạo.

IMF đã cảnh báo Thái Lan nên dừng can thiệp vào chương trình can thiệp lúa gạo để giảm thâm hụt ngân sách, và chuyển sang trợ cấp tiền mặt trực tiếp cho người dân nghèo.

Đầu tháng 11, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan một lần nữa kêu gọi bốn quốc gia Đông Nam Á (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) tham gia cùng Thái Lan trong việc thành lập một cartel gạo để cải thiện giá và giảm tồn trữ, nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng điều đó cũng sẽ không mang lại kết quả như mong đợi.

Ấn Độ

Giá gạo Ấn Độ hầu như không thay đổi trong 3 tuần đầu tháng 12/2013, với loại 5% tấm ở mức khoảng 415 USD/tấn. Tuy nhiên, so với một năm trước đây, giá hiện giảm khoảng 15 USD/tấn.

Ấn Độ đã xuất khẩu 9,3 triệu tấn gạo từ đầu năm tới nay.

Chính phủ Ấn Độ vừa thông báo có thể tăng mức dự trữ đệm đối với gạo và lúa mì. Điều này khiến một số chuyên gia lo ngại có thể đẩy giá tăng lên, và kèm theo đó là tổn thất chi phí lưu kho, và buộc Ấn Độ phải nhập khẩu lương thực vào những năm sản lượng thấp.

Tuy nhiên, Ủy ban Kế hoạch Ấn Độ bác tin sản lượng gạo trong tương lai của Ấn Độ sẽ không đáp ứng được nhu cầu do thiếu đất, nước, nhân lực lao động và chi phí sản xuất tăng.

Dự trữ gạo của chính phủ Ấn Độ tính tới 1/11/2013 đạt 28,2 triệu tấn (gồm cả một lượng lúa tương đương 11,38 triệu tấn gạo quy xay), giảm khoảng 2,5% so với một năm trước đó. Mức dự trữ hiện tại nhiều gấp 4 lần mức quy định (7,2 triệu tấn ở thời điểm 1/11 hàng năm).

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ đang phải cạnh tranh khó khăn hơn tại thị trường tiêu thụ chính là Iran, nơi mà từ năm 2011 đã phụ thuộc nhiều vào gạo nhập từ Ấn Độ do lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, từ khi phương Tây nới lỏng lệnh trừng phạt đối với Iran hồi đầu tháng 11, Ấn Độ trở thành một trong số ít những quốc gia còn duy trì phương thức trao đổi hàng lấy hàng và các phương thức thanh toán khác với Iran (Ấn Độ đổi gạo và một số hàng hóa khác để đổi lấy dầu của Iran, nhờ vậy xuất khẩu gạo basmati của Ấn Độ sang Iran năm 2012-13 tăng đột biến, và Iran vượt qua cả Arập Xêút và UAE để trở thành nước nhập khẩu gạo basmati lớn nhất của Ấn Độ trong năm đó). Tuy nhiên, thỏa thuận rải rác hạt nhân ký giữa Iran với các nước phương Tây có thể lầm giảm lợi thế của Ấn Độ bởi từ nay Iran có thể mua bán hàng hóa bằng USD. Các chuyên gia cho rằng động thái này sẽ có lợi cho những nước xuất khẩu gạo khác như Thái Lan, Uruguay. Pakistan, một đối thủ khác là láng giềng của Ấn Độ, cũng đang đàm phán thương mại với Iran.

Việt Nam

Giá gạo Việt Nam vào tuần thứ 3 của tháng 12 tăng khoảng 10% so với một tháng trước đó, và tăng khoảng 5 USD/tấn so với một năm trước. Hiện loại 5% tấm giao dịch ở mức khoảng 415 USD/tấn.

Giá gạo Việt Nam và Ấn Độ hiện đang đắt nhất trong khu vực châu Á.

Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 6,3 triệu tấn gạo từ đầu năm tới nay, và có thể đạt mục tiêu 7,5 triệu tấn trong năm nay.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo sẽ tăng xuất khẩu gạo sang Mỹ nến/khi Việt Nam và Mỹ ký Hiệp ước đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), tạo cơ hội mở rộng xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ.

Xuất khẩu gạo Việt Nam từ đầu năm tới nay giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái, do nhu cầu giảm từ các nước Đông Nam Á.

Pakistan

Giá gạo Pakistan tăng 5 USD/tấn trong vòng một tháng qua, song giảm khoảng 35 USD/tấn so với một năm trước đây, với loại 5% tấm hiện ở mức 385 USD/tấn. Dự báo giá sẽ duy trì ở mức hiện nay sang đầu năm mới bởi hoạt động xuất khẩu khá sôi động ở các cảng biển và nhu cầu cao từ khách hàng Trung Quốc.

Do tình trạng đình công ở cảng biển, cước phí vận chuyển gia tăng, ảnh hưởng tới các nhà xuất khẩu trong những tháng cao điểm (tháng 12 đến tháng 2). Để hoàn thành những hợp đồng đã ký, các nhà xuất khẩu có thể phải chịu lỗ bởi chi phí vận chuyển tăng cao.

Pakistan đã xuất khẩu khoảng 882.132 tấn gạo trong 4 tháng đầu tài khóa 2013/14 (từ tháng 7 đến tháng 10), tăng khoảng 24% so với 711.393 tấn cùng kỳ tài khóa trước, theo Cơ quan thống kê Pakistan. Giá xuất khẩu trung bình gạo basmati của Pakistan trong 4 tháng đầu tài khóa này là 931 USD/tấn, giảm khoảng 3% so với khoảng 962 USD/tấn cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá xuất khẩu trung bình gạo phi – basmati là 556 USD/tấn, tăng khoảng 16% so với giai đoạn tháng 7-10/2012. Tuy nhiên, theo FAO, giá xuất khẩu gạo basmati trung bình của Pakistan giai đoạn tháng 1-10/2013 là 1.367 USD/tấn (FOB), tăng khoảng 23% so với 1.114 USD/tấn (FOB) cùng kỳ năm trước.

Phần của Pakistan trên thị trường gạo basmati Liên minh châu Âu (EU) đã giảm mạnh xuống khoảng 18% trong năm marketing 2012-13 do chi phí sản xuất cao và quảng bá yếu kém, theo số liệu của Ủy ban châu Âu (EC). Số liệu của EC cho thấy gạo basmati của Pakistan chiếm tới 46,5% tổng nhập khẩu gạo basmati của EU năm 2010-11, nhưng đã giảm xuống chỉ 19,4% năm 2011-12.

Campuchia

Gạo 5% tấm của châu Campuchia hiện ở mức khoảng 460 USD/tấn, tăng khoảng 2,2% so với một tháng trước.

Campuchia xuất khẩu koangr 332.009 tấn gạo trong 11 tháng đầu năm 2013, tăng khoảng 94% so với khoảng 171.389 tấn cùng kỳ năm trước.

Mỹ

Giá gạo Mỹ tăng khoảng 5 USD/tấn trong tháng qua nhưng hầu như không thay đổi so với một năm trước đây, với loại 5% tấm hiện ở mức 595 USD/tấn. Mỹ đã xuất khẩu khoảng 3,1 triệu tấn gạo từ đầu năm tới nay. Ngành gạo Mỹ đang chờ đợi kết quả cuộc đấu thầu của Iraq, một trong những khách hàng truyền thống. Thị trường Mỹ đang trầm lắng trong mùa nghỉ lễ.

Philippine

Philippine đã mua khoảng 500.000 tấn gạo Việt Nam với giá khoảng 436 USD/tấn, kỳ hạn giao trước khi kết thúc tháng 3/2014.

Siêu bão Haiyan hồi đầu tháng 11 đổ bộ vào Philippine khiến sản lượng lúa nước này thiệt hại khoảng 10% (trong tổng sản lượng khoảng 18-20 triệu tấn).

Theo dự báo mới nhất của chính phủ Philippine, nhập khẩu gạo vào nước này có thể gia tăng trong năm 2014 và sẽ duy trì ở mức cao trong những năm tới do ảnh hưởng của bão.

FAO thì dự báo nhập khẩu gạo vào Philippine sẽ tăng khoảng 20% lên 1,2 triệu tấn. Còn một số nguồn tin thương mại dự báo có thể tới 2 triệu tấn vào năm 2014.

Theo USDA, sản lượng lúa Philippine 2013 sẽ khoảng 18,58 triệu tấn, giảm khoảng 7% so với mục tiêu 20 triệu tấn của chính phủ nước này. Sản lượng năm 2014 dự báo khoảng 19,32 triệu tấn, cũng giảm khoảng 8% so với mục tiêu 21 triệu tấn.

Dự trữ gạo của Philippine tính tới 1/10/2013 ở mức 1,7 triệu tấn, giảm khoảng 11% so với 2 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái, và giảm 16% kể từ tháng 9, theo Tổng cục Thống kê Philippine (BAS).

Nông dân Philippine đã nhận được những chuyến hạt giống viện trợ khẩn cấp đầu tiên do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) và Bộ Nông nghiệp Philippine cung cấp. Hạt giống này sẽ dùng cho vụ mùa hiện tại, là vụ thứ 2 của nước này, sau đợt bão Haiyan vừa qua. Bộ Nông nghiệp cũng đang kêu gọi người dân giảm tiêu thụ gạo và thay vào đó tăng tiêu thụ các loại củ như sắn chẳng hạn, với nỗ lực đưa giá gạo giảm trở lại. Được biết giá gạo tại Philippine đã tăng mạnh sau siêu bão Haiyan.

Trung Quốc

Tháng 11/2013, Sàn giao dịch hàng hóa Trịnh châu (ZCE) đã đưa vào giao dịch hợp đồng gạo Japonica kỳ hạn. Trước đó, năm 2009, gạo sớm Indica (ER) cũng được đưa ra giao dịch ở sàn này. Việc đưa gạo Japonia (gạo hạt ngắn) vào giao dịch dự kiến sẽ giúp Trung Quốc cải thiện việc kiểm soát giá gạo toàn cầu trong tương lai.

Trung tâm Thông tin Dầu và Ngũ cốc Quốc gia Trung Quốc ( CNGOIC) dự báo nhập khẩu gạo vào nước này có thể tăng lên kỷ lục 5 triệu tấn trong năm 2013-14 (tháng 10-tháng 9), tăng khoảng 25% so với con số 4 triệu tấn do trung tâm này công bố trước đây, do sản lượng trong nước giảm và giá nội địa cao.

Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm 2013-14 sẽ đạt 3,4 triệu tấn, đồng thời hạ dự báo về sản lượng gạo nước này năm 2013-14 đi 1 triệu tấn. Đây có thể sẽ là năm đầu tiên trong vòng 10 năm sản lượng của Trung Quốc sụt giảm.

Indonesia, nước sản xuất lúa lớn thứ 3 thế giới, sẽ tự cung lúa gạo vào năm tới bởi sản lượng lúa dự báo tăng lên khoảng 76,57 triệu tấn (khoảng 48 triệu tấn quy xay), tăng khoảng 6% so với 72,06 triệu tấn năm 2013, theo thông báo của Cơ quan hậu cần quốc gia Bulog.

Nigeria

Nigeria có thể giảm thuế nhập khẩu gạo vào năm 2014 để giảm bớt thiệt hại do nạn buôn lậu gạo vào nước này – gia tăng khi áp thuế nhập khẩu quá cao. Để khuyến khích sản xuất luấ gạo, chính phủ Nigeria đã áp thuế nhập khẩu gạo 110% từ tháng 1/2013, tăng từ 40-60% so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, động thái này dường như gây thiệt hại nhiều hơn cho nền kinh tế nước này. Theo USDA, nhu cầu nhập khẩu gạo của Nigeria khoảng 3 triệu tấn mỗi năm, tăng từ mức 2,9 triệu tấn năm trước. Sản lượng năm 2013-14 dự kiến đạt 2,7 triệu tấn.

Mozambique

Sản xuất lúa gạo Mozambique đang gia tăng và có thể đủ đáp ứng toàn bộ nhu cầu trong nước vào năm 2017-18. Theo Bộ trưởng, sản xuất lúa gạo trong nước ở mức khoảng 400.000 tấn trong năm 2012-13 , tăng khoảng 100.000 tấn hay khoảng 25% so với năm trước. Do đó, yêu cầu nhập khẩu gạo của Mozambique đã giảm từ 300.000 tấn xuống khoảng 200.000 tấn, trên cơ sở tiêu thụ gạo bình quân 600.000 tấn.

Triều Tiên

Theo FAO, sản lượng gạo Triều Tiên niên vụ 2013-14 (tháng 11-tháng 10) sẽ đạt 1,915 triệu tấn, đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ (khoảng 1,93 triệu tấn) trong năm nay, nhờ năng suất gia tăng khoảng 11% và thời tiết thuận lợi.

Iraq
Diện tích trồng lúa của Iraq năm 2013 đạt khoảng 80.000 ha, giảm khoảng 24% so với mục tiêu của chính phủ. USDA dự báo Iraq sẽ sản xuất khoảng 180.000 tấn gạo (quy xay) trong năm 2013-14, và nhập khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trên cơ sở nhu cầu nọi điaị khoảng 1,5 triệu tấn.

Dự báo về sản lượng, tiêu thụ, mậu dịch và tồn trữ gạo thế giới niên vụ 2013/14 (triệu tấn)

 
USDA
 
FAO
 
IGC
 
 
2013/14
2012/13
2013/14
2012/13
2013/14
2012/13

Sản lượng

473,18
468,96
494,1
489,9
471
469

Tiêu thụ

473,1
467,03
489
476,6
471
467

Tồn trữ cuối vụ (toàn cầu)

106,52
106,44
179,8
174,5
108
109

Thương mại toàn cầu

39,177
38,45
37,4
37,6
38
37
(T.H – Reuters, Oryza)