Thủy sản

Giá cua tại tỉnh Cà Mau liên tục rớt giá trong thời gian qua, từ mức 450.000 đ/kg nay chỉ còn 120.000 đ/kg.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu Cà Mau cho biết, nghề nuôi cua đang phát triển tự phát, chính quyền địa phương khuyến khích người dân nuôi nhưng lại không có quy hoạch cụ thể. Mặt khác, việc tiêu thụ cua hiện nay chủ yếu lệ thuộc vào người tiêu dùng tại chỗ. Khi nào cua khan hiếm thì giá bị đẩy lên cao, khi nào vào mùa vụ thì hạ giá.

Giám đốc Sở nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, về lâu dài, cua là một loại thủy sản được khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là thị trường tiêu thụ. Tới đây nếu cua xuất khẩu được thì diện tích sẽ được mở rộng từ 3.000 – 5.000 ha, chủ yếu là thả nuôi trên đất đã nuôi tôm, nếu không xuất khẩu được sẽ khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích nuôi cua.

Cao su

Giá mủ cao su nước và cao su khô tại Đồng Nai tăng 200-300 đồng lên mức lần lượt 13.000 đ/kg và 20.000 đ/kg.

Tại cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng, thị trường vẫn tiếp tục bị đóng cửa, giá cao su SVR3L ngày 17/9 được chào với giá 18.400 – 18.800 NDT/tấn, tăng so với cuối tuần trước (14/9) 1.400 NDT/tấn.

Giá thức ăn chăn nuôi tăng

Một số doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Đồng Nai cho biết, từ đầu tháng 9 đến nay, nhiều nhà máy buộc phải tăng giá bán một số loại sản phẩm thêm từ 200-400 đ/kg. Như vậy, bình quân mỗi bao thức ăn chăn nuôi loại 25 kg đã tăng thêm từ 5-10 ngàn đồng. Trong khi đó, hiện nay, giá lợn hơi các trang trại trong tỉnh bán ra còn 38-39 ngàn đồng/kg, giảm từ 2-3 ngàn đồng/kg so với dịp đầu tháng 9/2012.

Nguyên nhân giá thức ăn chăn nuôi tăng cao là do giá khô dầu đậu nành dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tăng gần gấp đôi, từ gần 9 ngàn đồng/kg lên 16 ngàn đồng/kg. Đồng thời các nguồn nguyên liệu khác như lúa mì, cám gạo… cũng cao hơn trước gần 1 ngàn đồng/kg. Từ nay đến hết năm 2012 giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tiếp tục tăng thêm ít nhất một lần nữa do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng cao.

Lúa gạo

Giá lúa tẻ thường tại Đồng Nai tăng 200 đồng lên 5.500 đ/kg.

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo trong thời gian tới, do tình hình thời tiết bất lợi tại Ấn Độ, Mỹ và những tác động từ chương trình thế chấp lúa gạo tại Thái Lan nên giá gạo thế giới và giá thóc gạo trong nước có xu hướng tăng.

Trong 8 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu được hơn 5,1 triệu tấn gạo, đạt gần 2,3 tỷ USD. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập nhiều gạo nhất với gần 1,4 triệu tấn, tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, hơn cả các thị trường truyền thống là Philippines, Indonesia…

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đã cảnh báo, nếu chúng ta không kiểm soát được tình trạng gạo tràn sang biên giới qua đường tiểu ngạch có thể khiến Việt Nam cạn nguồn cung trong nước.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đang được các doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định. Tính đến cuối tháng 8, các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đã được các doanh nghiệp đăng ký với VFA là 1,6 triệu tấn, trong đó chúng ta đã thực xuất 1,28 triệu tấn.

Phân bón

Giá phân bón nhìn chung ổn định. Tại Đồng Nai phân Ure Phú Mỹ có giá 10.500 đ/kg; DAP TQ đen có giá 13.800 đ/kg, 16.000 đ/kg tại Trà Vinh.

Hiện tại, một số vùng của Đồng bằng Sông Cửu Long bắt đầu xuống giống cho vụ ba nhưng diện tích chưa nhiều; các tỉnh miền đông cũng qua thời kỳ chăm sóc cho các loại cây công nghiệp; thị trường phân bón trong nước ổn định; giá có xu hướng giảm do chi phí sản xuất giảm (riêng giá DAP ổn định) nên lượng tiêu thụ phân bón các loại không tăng.

Tháng 8 vừa qua sản xuất phân đạm urê của cả nước ước đạt 127,3 nghìn tấn, tăng 41,9%; phân DAP ước đạt 24 nghìn tấn, tăng 81,4% so với tháng 8/2011. Tính chung 8 tháng so với cùng kỳ, phân đạm urê ước đạt hơn 1 triệu tấn, tăng 56,9%; phân DAP ước đạt 180,9 nghìn tấn, tăng 58,5%; phân lân ước đạt gần 1,1 triệu tấn, giảm 8,8%.

Để đảm bảo nguồn cung đáp ứng cho nhu cầu vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân, Bộ Công thương chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất phân bón cần duy trì sản xuất ở mức cao; tích cực tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu đảm bảo chất lượng, có giá tốt nhất để bổ sung cho nguồn cung trong nước; triển khai thực hiện linh hoạt điều chuyển hàng đến các vùng miền, tăng khả năng cung ứng tại chỗ, can thiệp nhanh khi phát sinh nhu cầu cục bộ tại từng khu vực.

Tham khảo giá bán lẻ một số mặt hàng ngày 18/9/2012

Mặt hàng

ĐV

Hà Nội

Đà nẵng

TPHCM

Cần Thơ

Thóc tẻ loại thường

đ/kg

8.000

6.200

6.200

5.800

Gạo tẻ loại thường

13.000

13.000

12.500

10.000

 

Lợn hơi 80 kg/con

48.000

50.000

48.000

43.000

Thịt lợn mông sấn

90.000

100.000

90.000

85.000

Đường trắng RE

25.000

26.000

25.000

24.000

Đậu tương loại 1

23.000

22.000

21.000

19.000

Lạc tương loại 1

65.000

62.000

65.000

58.000

Đậu xanh loại 1

58.000

54.000

53.000

50.000

Hạt tiêu loại 1

145.000

136.000

140.000

135.000

 

Nguồn: Vinanet