Giá lúa gạo tăng

Tuần qua, giá lúa gạo ở xu thế tăng. Cụ thể, tại ĐBSCL, giá lúa khô đi lên, trong đó lúa hạt dài (lúa loại I) từ mức 4.600 – 4.700 đ/kg lên đạt 4.700 -4.800 đ/kg, lúa thường (loại II) từ mức 4.500 – 4.600 đ/kg lên đạt 4.600 – 4.700 đ/kg.

Giá gạo nguyên liệu tuần qua cũng tăng, với loại I làm ra gạo 5% tấm từ mức 6.600 – 6.650 đ/kg lên đạt 7.100 – 7.200 đ/kg, loại II làm ra gạo 25% từ mức 6.450 – 6.550 đ/kg lên đạt 6.650-6.750 đ/kg.

Giá gạo thành phẩm xuất khẩu không bao bì tại mạn trong tuần qua cùng xu hướng. Cụ thể, giá gạo 5% tấm tăng từ mức 7.950 – 8.00 0đ/kg lên đạt 8.200 – 8.250 đ/kg, gạo 15% tấm từ mức 7.600 – 7.700 đ/kg lên đạt 7.800 – 7.850 đ/kg , gạo 25% tấm từ mức 7.350 – 7.400 đ/kg lên đạt 7.500 – 7.550 đ/kg.

Giá cà phê tăng nhẹ

Giá cà phê trong nước đã ở xu thế tăng nhẹ trong tuần qua. Cụ thể, đến cuối tuần qua giá cà phê nhân xô tại thị trường Đắk Lawsk, Lâm Đồng, Gia Lai, Đaknong đã từ mức 40.300 – 40.800 đ/kg (tùy địa phương và chất lượng) lên đạt 40.800 -41.200 đ/kg.

Giá cà phê xuất khẩu FOB Tp.HCM chào bán cũng tăng từ mức 2.049 USD/tấn lên đạt 2.063 USD/tấn. Mức trừ lùi chính thức của giá cà phê xuất khẩu chào bán của nước ta so với hợp đồng kỳ hạn chính giao tháng 7/2014 trên sàn London tuần uqa là -75 USD/tấn.

Cao su thiên nhiên xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu phía Bắc tiếp tục giảm giá

Mặt hàng cao su thiên nhiên của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu phía Bắc tiếp tục giảm giá trong tuần qua.  

Tính đến ngày 15/5/2014, sản phẩm cao su sơ chế đóng bánh mã hiệu SVR3L chất lượng đầu bảng giá xuất khẩu là 11.900 NDT/tấn (tuần trước là 12.200 NDT/tấn), sản phẩm cùng mã hiệu và tính năng xếp chất lượng II, giá xuất khẩu là 11.800NDT/tấn (tuần trước là 12.100 NDT/tấn), tính chung trên các cửa khẩu toàn tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, sản lượng cao su thiên nhiên đã qua sơ chế đóng bánh trọng lượng 33,3 kg đưa vào giao dịch chỉ còn bình quân 250 tấn/ngày là mức thấp nhất từ 2010 đến nay.

Thời gian này đã bước vào giai đoạn khai thác mủ niên vụ mới 2014-2015, sản lượng sơ chế đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đang tăng nhanh, nhưng đầu ra co hẹp nên tạo ra sự khó khăn cho cả khâu sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Điều này đặt ra vấn đề cần tháo gỡ ở cấp nhà nước và các Bộ ngành liên quan, chẳng hạn như tìm mở cửa các thị trường mới bằng việc ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia có nhu cầu lớn về mặt hàng này, mặt khác mở thêm nhiều các cơ sở sản xuất săm lốp hoặc các sản phẩm cần sử dụng nguyên liệu cao su thiên nhiên ở trong nước, như vậy khả dĩ có thể giải quyết được sự ách tắc hiện nay.

Giá sắn ổn định

Giá sắn giao về nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Tây Nam Bộ vẫn ổn định.

Tại Tây ninh, ngày 16/5, sắn nguyên liệu về cửa khẩu khoảng 4 xe, lượng đạt 100 tấn, giao dịch ở mức 390-395 Riel/kg.

Tồn kho sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam hiện cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó giá xuất khẩu gần như không tăng.

Theo Thông tư số 17/2014/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng sắn là 3%.

Thông tư quy định, mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng sắn thuộc nhóm 07.14 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế

Trước đó, các mặt hàng sắn thuộc mã hàng 07.14 có thuế suất nhập khẩu là 5%.

NG.Hương

Nguồn: Vinanet/Thitruong.vtic.vn, Agromonitor

Nguồn: Vinanet