(VINANET) – Myanmar mục tiêu tăng xuất khẩu gạo

Myanamar có kế hoạch tăng xuất khẩu gạo thêm gần một phần năm lên 1 triệu tấn trong tài khóa 2012-13, nhờ sự hỗ trợ của quốc tế.

Bộ trưởng Nông nghiệp Myint Hlaing cho biết Bộ sẽ nỗ lực để đẩy tăng năng suất và chất lượng lúa.

Myanmar có tiềm năng lớn về xuất khẩu lúa gạo – đã từng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thời thuộc địa Anh, với 3,4 triệu tấn năm 1934.

Niên vụ 2011-12 Myanmar thu được 324 triệu USD từ xuất khẩu trên 844.200 tấn gạo, so với 536.800 tấn năm trước đó, theo Bộ Thương Mại Win Myint.

Theo nguồn tin trong ngành, những khách hàng lớn mua gạo Myanmar là các nước Tây Phi, Philippine, Bangladesh và Trung Quốc – nhập khẩu khoảng 80% qua mậu biên.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ có thể đạt 6,1 triệu tấn

Ủy ban Ngũ cốc Quốc tế (IGC) vừa điều chỉnh dự báo về xuất khẩu gạo Ấn Độ trong niên lịch này lên 6,1 triệu tấn, từ mức 5 triệu tấn dự báo trước đây, bởi nước này tiếp tục xuất khẩu gạo phi – basmati và sản lượng năm nay sẽ tăng.

Năm ngoái Ấn Độ xuất khẩu 4,1 triệu tấn gạo.

Mục tiêu của Ấn Độ là xuất khẩu kỷ lục 102,75 triệu tấn gạo trong năm 2011-12 (tháng 6-tháng 7). Chính phủ quy định giá xuất khẩu tối thiểu gạo basmati là 700 USD/tấn.

Theo IGC, Ấn Độ tăng xuất khẩu gạo sẽ làm giảm xuất khẩu của những nước khác, với xuất khẩu từ Thái Lan có thể giảm xuống 6,7 triệu tấn năm 2012 (từ mức 10,6 triệu tấn năm trước), của Việt Nam sẽ giảm xuống 6,4 triệu tấn (từ 7,1), của Mỹ cũng sẽ giảm xuống 3 triệu tấn (từ 3,3).

IGC: Điều chỉnh giảm dự báo nhập khẩu gạo thế giới năm nay

IGC điều chỉnh giảm mức dự báo về nhập khẩu gạo toàn cầu năm 2012 giảm 7% xuống 32,2 triệu tấn, do các khách hàng châu Á như Bangladesh và Indonesia giảm mạnh lượng mua vào.

Trong khi đó, dự báo về sản lượng gạo toàn cầu được điều chỉnh tăng 3% lên 463 triệu tấn năm marketing 2011-12 bởi sản lượng tăng ở các nước sản xuất lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ.

Năm ngoái, thế giới sản xuất 450 triệu tấn gạo.

Ấn Độ phát triển lúa lai

Ủy ban Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) đã kêu gọi phát triển các giống lúa lai để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Tại Hội nghị Nghiên cứu gạo Hàng năm lần thứ 47, phó chủ tịch ICAR,Dr Swapan Kumar Datta, cho biết lúa lai sẽ giữ vai trò quan trọng trong những thập kỷ tới để Ấn Độ đạt được các mục tiêu về sản xuất lúa gạo.

Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo

Trong cuốn “Yearbook for 2010-11” vừa xuất bản, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm vừa qua đã tăng 64% lên 600.000 tấn. Năm nay, có những thông tin cho biết Trung Quốc sẽ nhập khẩu tới 2 triệu tấn gạo Việt Nam. Một số nhà phân tích cho rằng dù Trung Quốc có nhập khẩu tới 2 triệu tấn gạo cũng không đủ kéo giá gạo thế giới và châu Á tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm giảm bớt dư cung lúa gạo trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu gạo Việt Nam có thể tăng gấp đôi trong quý này

Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết xuất khẩu gạo Việt Nam quý II/2012 có thể tăng gấp đôi so với mức khoảng 1 triệu tấn của quý I, lên khoảng 2 triệu tấn, tức là cao hơn 500.000 tấn so với kế hoạch. Đó là những tin vui ban đầu trên con đường đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 triệu tấn trong năm nay.

Các công ty Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu khoảng 3,6 triệu tấn gạo từ đầu năm tới nay, tăng so với mức khoảng 3,2 triệu tấn tính tới cuối tháng 3. Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine đã mua 80.000 tấn gạo và đang thương lượng mua thêm 420.000 tấn, tức là nếu thành công sẽ mua tổng cộng 500.000 tấn gạo Việt Nam.

NFA (Philippines) sẽ nhập khẩu 120.000 tấn gạo Thái lan, Việt Nam

Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippine (NFA) có kế hoạch nhập khẩu 120.000 tấn gạo Thái Lan và Việt Nam qua các hợp đồng liên chính phủ. Họ hy vộng sẽ nhập khẩu gạo trước 30/6.

Qatar đấu thầu mua 120.000 tấn gạo

Cơ quan Lương thực Quốc gia Qatar đã đấu thầu mua 12.000 tấn gạo basmati. Thời hạn đấu thầu tới 30/4. Tháng 12/2011 Qatar đã đấu thầu 24.000 tấn.

Kêu gọi các nước ASEAN nối hợp tác xuất khẩu gạo

Vụ trưởng Vụ xúc tiến thương mại Thái Lan, Srirat Rastapana, kêu gọi năm nước ASEAN là Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan nối lại hợp tác trong hoạt động xuất khẩu gạo.

Bà Rastapana cho biết, các cuộc thảo luận về tăng cường hợp tác trong sản xuất và xuất khẩu gạo giữa các nước ASEAN trước mắt sẽ được thực hiện ở cấp song phương, và vấn đề này đã được nêu ra tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, Lào hồi tuần trước.

Theo ông Chookiat Ophasvongse, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan, việc hợp tác giữa các nước sản xuất gạo trong ASEAN hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức thỏa thuận chuyển giao kỹ thuật và công nghệ. Hợp tác đa phương sẽ khó thành công nếu vì mục tiêu chính trị, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh gạo do điều kiện ở mỗi nước rất khác nhau.

Riêng công tác lưu trữ gạo tại các nước cũng có nhiều khác biệt. Tại Việt Nam, gạo sau thu hoạch luôn phải bán ngay với giá rẻ do thiếu kho bãi và lãi suất thị trường cao.

Trong khi đó, Thái Lan không thiếu kho bãi và chính phủ cũng sẵn sàng chi hàng trăm nghìn tỷ bạt để mua và dự trữ gạo. Do đó, việc hợp tác giữa các nước xuất khẩu gạo gặp rất nhiều khó khăn.

Trung Quốc xây nhà máy xay xát gạo ở Campuchia

Một công ty Trung Quốc tại tỉnh Vân Nam sẽ đầu tư 100 triệu USD xây dựng một nhà máy xay xát gạo cùng với một công ty Campuchia để xuất khẩu 200.000 tấn gạo sang Trung Quốc bắt đầu từ năm nay.

Người phát ngôn Hội đồng Bộ trưởng Campuchia Ek Tha cho biết Yunnan Pan-Asia Agricultural Cooperation& Development Company Ltd đã ký biên bản ghi nhớ với Soma Group Company Ltd của Campuchia để xây dựng nhà máy xay xát và xuất khẩu gạo, tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Campuchia Sok An với Đoàn các quan chức và các nhà đầu tư đến từ tỉnh Vân Nam do Tỉnh trưởng Li Jiheng dẫn đầu vào ngày 7/4.

Ông Ek Tha không nói rõ địa điểm xây dựng nhà máy, nhưng cho biết việc xuất khẩu gạo sẽ bắt đầu vào tháng 12/2012.

Từ trước tới nay, nông dân Campuchia chủ yếu xuất khẩu thóc qua Việt Nam và Thái Lan nên số lượng xuất khẩu còn hạn chế. Với nhà máy mới sắp được xây dựng Campuchia hy vọng sẽ thực hiện mục tiêu xuất khẩu 1 triệu tấn gạo vào năm 2015.

(T.H tổng hợp)