Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua các năm. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3,6 tỷ USD; thì sang năm 2004 đạt 4,3 tỷ USD và cho đến năm 2008 mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đặt ra là 9,5 tỷ USD. 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 6,8 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2008: Thuận lợi và khó khăn:
Thuận lợi:
Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua các năm. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3,6 tỷ USD; thì sang năm 2004 đạt 4,3 tỷ USD và cho đến năm 2008 mục tiêu kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đặt ra là 9,5 tỷ USD. 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta đạt 6,8 tỷ, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
          Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%.
Xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đang hồi phục. Hoạt động mở rộng thị trường sang khu vực Châu Phi và các nước Châu á khác cũng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường này đều có mức tăng trưởng cao.
Khó khăn:.
          Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phải nhập khẩu tới 90%. Điều này thể hiện rất rõ qua đồ thị tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta và biểu đồ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu chính (bông, sợi và vải) qua các năm như sau:
Theo kế hoạch năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong cả năm 2008 tăng 23% so với năm 2007. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta chỉ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy so với mức tăng mục tiêu thì mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn đạt thấp.
          Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào chính cũng tăng thấp như: mặt hàng vải chỉ tăng 17%; sợi tăng 4%... theo dõi trên đồ thị, tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bao giờ cũng cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và chí ít cũng phải xấp xỉ như năm ngoái.
 
Năm 2009, xuất khẩu sang Mỹ vẫn có những rào cản:
          Năm 2008 được coi là năm khá thành công của ngành dệt may Việt Nam. Bởi hầu hết các nước trong khu vực đều bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu bị ngưng trệ. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được tăng trưởng ấn tượng với hai con số. Sang năm 2009, nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Bởi:
- Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái.
- Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không cần hạn ngạch.
- Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu và rộng.
- Xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn còn những rào cản.
 
Được biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, Đoàn Thương mại Mỹ đã thông báo về việc sẽ không mở rộng chương trình giám sát đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, chương trình này sẽ kết thúc vào cuối năm 2008. Mặc dù vậy, điều này cũng không có nghĩa là từ năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị trường Mỹ sẽ không còn gặp bất kỳ một rào cản thương mại nào. Bởi vì:
+ Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ dưới thời chính quyền của Tổng Thống Bush và nhiệm kỳ Tổng thống sẽ kết thúc vào tháng 1/2009. Do đó, chương trình này không được mở rộng cũng là điều dễ hiểu.
 
+ Năm 2009, Tổng thống Mỹ mới nhận chức, và chưa chắc chinh quyền của Tổng thống mới kế thừa quyết định của Chính quyền Bush. Và Tổng thống mới chắc chắn sẽ thực hiện quyết định của Quốc hội Mỹ – bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong Hiệp hội Dệt Mỹ.
+ Chắc chắn hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ sẽ gặp phải những rào cản thương mại khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ vào cuối năm nay. Điều này sẽ khiến cho hàng dệt may Việt Nam rất dễ rơi vào “tầm ngắm” cùng với hàng Trung Quốc.
Do đó, trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cho năm 2009, doanh nghiệp nên chủ động đàm phán với các đối tác để nâng giá xuất khẩu, tránh những thiệt hại của giá thấp gây ra. Cùng với đó là hoàn thiện công tác lưu trữ, cũng như việc khai báo hải quan rõ ràng chính xác, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý trong việc thống kê, phục vụ thông tin định hướng và quản lý nhà nước, giúp các doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả nhất.
 

Nguồn: Vinanet