Sau khi xuất khẩu của Trung Quốc tăng lên trong 7 năm qua, Trung Quốc đã thống trị thị trường may mặc toàn cầu.
 
Dựa theo dữ liệu mà tổ chức thương mại thế giới đưa ra, thị phần của Trung Quốc trên thị trường toàn cầu đã tăng từ 23% năm 2000 (nếu loại trừ các hoạt động nội thương của EU) lên tới 43% năm 2007. Trái lại, lượng hàng từ các nhà cung cấp khác dường như không đáng kể.
 
Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào Hoa Kỳ và EU.
 
Một phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn được bán sang Hồng Kông, tiếp tục giữ vững 11% thị phần thương mại may mặc toàn cầu trong năm qua, mặc dù đã giảm xuống từ 16% năm 2000.
 
Mặc dù xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc trong năm qua phụ thuộc phần lớn vào thị trường Hoa Kỳ và EU, 28% lượng hàng đã được bán vào thị trường Châu Á năm 2007, phần lớn nhờ vào 82% thị phần của thị trường nhập khẩu Nhật Bản.
 
EU vẫn là 1 nhà xuất khẩu may mặc lớn với khối lượng hàng trị giá 25 tỷ đôla Mỹ tới các nước ngoài khu vực 27 quốc gia.
 
Xuất khẩu của EU, nếu loại trừ các vấn đề nội thương diễn ra giữa các nước thành viên, đã tăng gấp đôi trong 7 năm qua, chiếm tới 9.3% thương mại toàn cầu trong năm 2007.
 
 
Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Băng-la-desh
 
Trái lại, xuất khẩu từ Hoa Kỳ có vẻ không đáng kể, đã giảm một nửa trong vòng 7 năm và chiếm gần 1.61% thị phần thương mại toàn cầu.
 
Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Châu Á đã tận dụng lợi thế của sự tăng trưởng trong 7 năm qua, đặc biệt là Việt Nam (+300%), Thổ Nhĩ Kỳ (+114%) hay Băng-la-desh (+100%).
 
Xuất khẩu từ Ấn Độ tăng nhẹ (+62%) trong khi đó xuất khẩu từ Indonesia chỉ tăng 24%.
 
Ngoại trừ các hoạt động nội thương của EU thì Mỹ và EU vẫn là 2 thị trường nhập khẩu với cùng quy mô năm 2007 vào khoảng 84 tỷ Đôla Mỹ, chiếm tới 64% thị phần trên thị trường may mặc toàn cầu.
 
Nhập khẩu từ Nga mới nổi lên trong năm qua với thị phần 6% trên thị trường thế giới năm 2007, trong cùng thời gian đó Nhật Bản vẫn giữ vững mức thị phần 9%.

Nguồn: Vinanet