Ngành dệt may tạo công ăn việc làm cho 20 triệu người ở Trung Quốc. Và chính phủ nước này đã cố gắng rất nhiều giảm thiểu tối đa tình trạng sa thải lao động, sau khi xuất khẩu chậm lại năm ngoái
Không chỉ là một công cụ cứu trợ tài chính đơn thuần, chương trình này tạo ra một loạt các mục tiêu dài hạn. Mục đích chính nhằm giúp ngành công nghiệp dệt may nội địa có thể thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện tại.
Đây không chỉ là chính sách duy nhất cứu trợ ngành dệt mà là một trong các hành động nhằm đạt 5 mục tiêu dài hạn cứu trợ ngành này thoát ra khỏi cơn khủng hoảng hiện tại.
 Giám giá xuất khẩu
 Chính sách khuyến khích về mặt tài chính dành cho các công ty dệt may là 1% giảm thêm thuế xuất khẩu. Những công ty xuất khẩu sẽ được hoàn lại 15% thuế VAT phải đóng cho chính phủ. Theo như ước tính, 1% trong chính sách giảm thuế mới đã mang lại cho các công ty xuất khẩu 7.6 tỉ tệ (1.11 tỉ đô Mỹ).
 Trong năm 2008, mức thuế suất này đã được giảm 3 lần nhưng cũng không giúp được gì để tăng lượng xuất khẩu. Có ít nhất 2 lý do sau:
 (1) Việc giảm thuế không có tác dụng gì đến nhu cầu thị trường đang bị lung lay.
 (2) Khi việc giảm thuế được thực thi, các công ty nhập khẩu ngoại quốc đòi hỏi giá các mặt hàng cũng giảm theo, vì họ ý thức được rất rõ các động thái cứu trợ tài chính mới từ Bắc Kinh.
 Quan trọng hơn nữa, thứ 4 hôm qua, chính phủ Trung Quốc đã thông qua chương trình có 5 điểm chính do hiệp hội công nghiệp quốc gia đề xướng.
Tìm kiếm thị trường mới
 Ngành công nghiệp dệt may Trung quốc từ trước tới nay đều phụ thuộc vào thị trường quần áo của Mỹ và Châu Âu. Cơn bão về tài chính vì thế mà ảnh hưởng sâu sắc tới các doanh nghiệp nước này.
 Ngành công nghiệp dệt may nên chuyển hướng sang các thị trường khác, đặc biệt là các nước” đang nổi” như Nga, Brazil, Ấn Độ và lục địa Châu Phi.
 Người ta nhận thấy cũng nên phát triển thị trường nội địa nhanh chóng hơn, kể cả ở vùng sâu vùng xa, nơi phần lớn dân số Trung Quốc cư trú.
 Đầu tư hiện đại hoá khoa học kỹ thuật và xây dựng thương hiệu
 Trong quá khứ ngành công nghiệp dệt may có lợi thế vì chi phí sản xuất thấp. Tuy nhiên từ năm ngoái, giá thuê nhân công và năng lượng bắt đầu tăng dần.
 Cần thiết phải chuyển đổi cơ chế sản xuất mang lại giá trị thấp sang giá trị cao hơn.
 Như theo dõi các nước “ đang nổi”, Trung Quốc có ý định đầu tư nhiều hơn vào sản xuất các lĩnh vực mang lại giá trị cao, chẳng hạn như công nghệ nhuộm và in trong ngành dệt.  Khi các thương hiệu mạnh được xây dựng đúng mức, đầu tư sẽ được cải thiện hơn.
Tiết kiệm năm lượng.
 Nước này vẫn tiếp tục sử dụng một lượng lớn năng lượng sản xuất cho ngành dệt may. Theo như các cơ quan nhà nước cấp cao của Trung Quốc, cần phải tiết kiệm khoảng 30% mức tiêu thụ hiện nay.
Chuyển dịch sản xuất về miền trung và phía Tây đại lục
Các tỉnh ở phía Đông nên chuyển về tập trung hai mảng: phát triển kỹ thuật công nghệ và sản xuất mặt hàng dệt may mang lại giá trị cao. Việc sản xuất hàng giá rẻ sẽ được chuyển sang các tỉnh ở miền trung và Tây đại lục. Chính sách này đã bắt đầu được thực hiện từ năm ngoái, và sẽ tiếp tục trong năm nay.
Hỗ trợ tài chính
 Ngoài kế hoạch giảm 15% thuế VAT, chính phủ còn đưa ra các gói hỗ trợ đảm bảo tín dụng cho các công ty may mặc, với sự tập trung vào các công ty nhỏ và vừa.
 

Nguồn: Vinanet