Phát huy tiềm năng, đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh té mũi nhọn, tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện nhiều giải pháp như: Quy hoạch phân thành ba loại rừng, chuyển đổi và kiện toàn Ban quản lý phát triển rừng các cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong quản lý, bảo vệ rừng… Tỉnh Tuyên Quang phấn đấu đến năm 2010 trồng được gần 59 nghìn ha rừng, sản lượng khai thác đạt trên 2010 trồng được gần 59 nghìn ha rừng, sản lượng khai thác đạt trên 1,7 triệu m3 gỗ và 335 nghìn tấn tre nứa, giúp người dân có thể sống và làm giàu từ rừng.

Tỉnh Tuyên Quang có gần 446 nghìn ha đất lâm nghiệp, chiếm 70% diện tích đất tự nhiên; trong đó rừng đặc dụng chiếm 18%, rừng phòng hộ chiếm 55,8% và rừng sản xuất chỉ có 26,2% nên việc phát triển kinh tế rừng gặp nhiều khó khăn. Đất rừng sản xuất ít lại tập trung ở các lâm trường trong khi 90% số dân của tỉnh sống liền với đất rừng và rừng, người dân thiếu đất sản xuất, phải đi làm thuê cho công nhân các lâm trường. Kinh tế rừng chậm phát triển còn do chất lượng rừng trồng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu  nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp lâm nghiệp quốc doanh chưa đổi mới kịp thời cho phù hợp với cơ chế mới.

Trước thực tế đó, tỉnh Tuyên Quang đã rà soát thực trạng rừng và sử dụng đất rừng để tiến hành quy hoạch lại, phân thành ba loại rừng, theo đó rừng phòng hộ chiếm 31%, rừng đặc dụng 11% và rừng sản xuất 58%, tăng hơn gấp hai lần so với trước. Tỉnh cũng thực hiện chuyển đổi và kiện toàn lại Ban quản lý phát triển rừng các cấp, chuyển việc quản lý, điều hành Ba sang cho cá Hạt Kiểm lâm cấp huyện. Trong năm 2009, không chỉ được hỗ trợ cây giống, các hộ dân nhận đất trồng rừng còn được giao quyền sử dụng đất trong 50 năm, do vậy nhân dân các xã có đất lâm nghiệp đua nhau trồng rừng để có quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang cho biết, quy hoạch tổng thể phát triển lâm nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang xác định đối với rừng sản xuất, hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung (vùng rừng sản xuất gỗ lớn ở các huyện Chiêm Hoá, Nà Hang; vùng gỗ nhỏ và nguyên liệu giấy ở Ham Yên, Chiêm Hoá, Yên Sơn, Sơn Dương). Tỉnh Tuyên Quang đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư, thực hiện ưu đãi thuế đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng rừng và phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đến nay đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn với dây chuyền công nghiệp hiện đại như: Nhà máy giấy và bột giấy An Hoà; nhà máy sản xuất đũa xuất khẩu; cơ sở chế biến với các sản phẩm chủ lực có khả năng tiêu thụ trên thị trường trong nước và thế giới…

Theo Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Tuyên Quang, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã trồng được gần 16.000 ha rừng, tăng gần 4.000 ha so với năm trước. Đây là năm đầu tiên tỉnh Tuyên Quang đạt được “3 nhất” trong trồng rừng (diện tích lớn nhất, nhanh nhất, chi phí thấp nhất), nâng tổng diện tích rừng trồng mới trong 3 năm qua đạt gần 43.000 ha, độ che phủ rừng đạt gần 63%, đưa Tuyên Quang trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất nước. Tuy nhiên, để kinh tế lâm nghiệp phát triển bền vững, mang lai cuộc sống ấm no cho người dân,Tuyên Quang cần có quản lý tốt vấn đề môi trường, kết hợp hài hoà lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

 

Nguồn: Vinanet