Xuất khẩu hàng may mặc Indonesia hiện đang ngừng tăng, chủ yếu vì thị trường nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ bị sụt giảm. Chi phí sản xuất tăng lên cũng là một nguy cơ trong năm nay, trong khi các nhà xuất khẩu đang bán sản phẩm nhiều hơn sang các thị đang nổi lên.
Xuất khẩu hàng may mặc của Indonesia đang sụt giảm trông thấy do nhu cầu từ phía thị trường Mỹ - thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Indonesia bị sụt giảm rất nhiều.
Trong bốn tháng đầu của năm nay, nhập khẩu hàng may mặc từ Indonesia của Mỹ bị đình trệ, sau khi tăng khoảng 25% trong hai kỳ cùng thời điểm của hai năm trước.
Nhập khẩu hàng may mặc dệt kim từ Indonesia của Mỹ tăng 16% trong khi nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi giảm gần 10%.
Ở các cat 338/339 (sơ mi dệt kim bông), hàng Indonesia xuất khẩu tăng 12% tính theo đồng USD trong khi giảm 33% ở cat 347 (quần bông dành cho đàn ông và bé trai).
Theo công bố của ngành dệt Indonesia, thị trường Mỹ chiếm xấp xỉ 40% tổng doanh thu của các nhà sản xuất hàng dệt may Indonesia.
Nhập khẩu hàng may mặc từ Indonesia của châu Âu giảm trông thấy trong quý đầu năm nay (theo số liệu mới nhất) với việc giảm 4% tính theo đồng Eu, nhưng lại cho thấy có sự tăng lên tính theo đồng USD.
Theo ngành Dệt Indonesia, xuất khẩu sang Liên minh châu Âu có lẽ tăng gần 7% trong quý đầu trong khi xuất khẩu sang Mỹ chỉ giảm 0.7%.
Các nhà xuất khẩu Indonesia cũng phải đối mặt với thành công của hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ sau khi Mỹ xóa bỏ hạn ngạch cho Việt Nam vào năm ngoái.
Trung Quốc là mối đe dọa tuy không mạnh bằng, vì nước này phải đối mặt với tình hình chi phí sản xuất tăng mạnh.
Các chuyên gia trong ngành cho rằng, bất chấp sự thành công của Việt Nam, thì việc Trung Quốc mất đi khả năng cạnh tranh có thể mang lại những thuận lợi về mặt xuất khẩu cho Indonesia trong thời gian tới, đồng thời việc đồng rupiah suy yếu dự kiến cũng là một nhân tố hỗ trợ.
Hiệp hội Dệt Indonesia cho rằng, trước tình hình chi phí sản xuất tăng lên, hiện nay các nhà sản xuất hàng may mặc có thể phải phát triển sản xuất hàng may mặc tại các nước như Lào, nơi mà vải Indonesia có thể được vận chuyển với số lượng lớn, nhờ thuế nhập khẩu giảm theo các thỏa ước châu Á, - mới đây.

Nguồn: Vinanet