Giá sắn nước ta đã tăng 40 – 50% trong vòng 1 năm qua nhờ nhu cầu mạnh của các khách hàng Trung Quốc kết hợp với nhu cầu sử dụng trong nước làm thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học.

Xuất khẩu sắn của nước ta, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu sinh học ở Trung Quốc, dự đoán sẽ giảm do lĩnh vực chăn nuôi được mở rộng và những nỗ lực trong việc sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường.

Sắn được dùng như một nguyên liệu để sản xuất ethanol, cùng với ngô, lúa mì và khoai lang ngọt. Theo ước tính của Tạp chí Năng lượng mới của Hiệp hội Gas Việt Nam, trong giai đoạn từ 2012 đến 2014, sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ 16% tổng sản lượng sắn trong nước.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang xây dựng 3 nhà máy ethanol và dự kiến sẽ sản xuất 300 triệu lít ethanol mỗi năm từ 2012.

Sản lượng sắn của nước ta năm ngoái đạt xấp xỉ 8,5 triệu tấn, không đổi so với năm trước đó, trong khi khối lượng xuất khẩu tăng 49,2% lên 1,68 triệu tấn.

Cũng trong năm vừa qua, Trung Quốc mua tới 95% tổng khối lượng sắn xuất khẩu của nước ta, với kim ngạch 556 triệu USD.

Nhờ nhu cầu mạnh cả trong và ngoài nước, giá sắn đã tăng gấp rưỡi từ năm ngoái đến năm nay, hiện ở 5.000 – 5.500 đồng/kg.

Theo dự kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm nay, sản lượng sắn cả nược đạt 8,9 triệu tấn nhờ diện tích được mở rộng ở Phú Yên, trong đó 8,12 triệu tấn sẽ phục vụ nhu cầu trong nước.

Theo số liệu thống kê, trong 2 tháng đầu năm, nước ta đã xuất khẩu 593.000 tấn sắn, trị giá 202,3 triệu USD, tăng 34,4% về lượng và 72,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.  Trung Quốc là thị trường chính xuất khẩu sản phẩm này của Việt Nam trong 2 tháng năm 2011 với 661,7 nghìn tấn, trị giá 220,5 triệu USD, tăng 50,65% về lượng và tăng 91,62% so với cùng kỳ năm trước.

Thống kê thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 2 tháng năm 2011

ĐVT: Lượng (tấn); trị giá (USD)

Thị trường

KNXK 2T/2011

KNXK 2T/2010

% so sánh

Lượng

trị giá

Lượng

trị giá

Lượng

trị giá

Tổng KN

661.715

220.560.171

439.230

115.101.288

+50,65

+91,62

Trung Quốc

622.735

204.118.354

422.771

109.056.551

+47,30

+87,17

ĐàiL oan

10.561

5.514.993

3.925

1.445.141

+169,07

+281,62

Philippin

9.056

2.951.687

5.196

1.665.585

+74,29

+77,22

Hàn Quốc

7.569

2.299.882

1.586

480.510

+377,24

+378,63

Nhật Bản

1.251

517.190

1.286

491.763

-2,72

+5,17

Malaixia

682

376.933

125

31.502

+445,60

+1.096,54

Nga

424

248.740

195

77.602

+117,44

+220,53

Hiện nhu cầu sử dụng sắn trong nước liên tục gia tăng, năm 2011, tổng cầu sắn củ tươi dành cho các ngành sản xuất trong nước khoảng 8,12 triệu tấn gồm (sản xuất ethanol: 1,89 triệu tấn; tiêu dùng cho người và sản xuất thức ăn chăn nuôi: 2,67 triệu tấn; sản xuất tinh bột sắn: 3,56 triệu tấn, tương đương 1,08 triệu tấn tinh bột sắn)…

Mặc dù giá sắn trong nước liên tục tăng, nhưng sắn Việt Nam vẫn ào ạt tuồn qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc, bởi giá sắn xuất khẩu sang Trung Quốc đang cao hơn so với trong nước. Theo thống kê, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sắn lớn nhất của Việt Nam, có đến gần 95% sản lượng sắn Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Tính riêng tại cửa khẩu Lào Cai, bình quân mỗi ngày có gần 400 tấn sắn củ xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo dự tính của ngành chuyên trách, xuất khẩu sắn củ 2011 có khả năng lên đến hơn 4- 5  triệu tấn.

Với mặt bằng giá vượt trội, Trung Quốc thu mua với giá cao khiến sắn nguyên liệu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước không đủ, thậm chí là khan hiếm, dễ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp trong nước tranh mua không lành mạnh.

Những năm trước, thường thì vào 3 tháng đầu năm, thị trường sắn xuất đi Trung Quốc khá trầm lắng. Hầu hết các doanh nghiệp thu mua sắn đều trữ sắn trong kho xuất dần trong cả năm. Tuy nhiên chỉ 3 tháng đầu năm nay, sắn xuất đi Trung Quốc liên tục cháy hàng. Ngoại trừ các doanh nghiệp đã ký hợp đồng cung cấp sắn cho các nhà máy trong nước, một số doanh nghiệp đã xuất khẩu  đi Trung Quốc gần hết hàng dự trữ.

Trong kế hoạch 5 năm 2011- 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra chủ trương giảm diện tích trồng sắn và nâng cao năng suất trồng sắn. Theo đó, diện tích trồng sắn của Việt Nam năm 2011 giảm xuống còn 490.000 héc ta và năng suất đạt 190 tạ/héc ta. Tuy nhiên, thực tế năng suất năm 2010 chỉ đạt 172 tạ/héc ta.

Với mức sản lượng 8,9 triệu tấn trong khi nhu cầu trong nước trên 8 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 4-5 triệu tấn… tất yếu sẽ xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy sản xuất ethanol với các nhà máy thức ăn chăn nuôi, nhà máy sản xuất tinh bột sắn và lượng sắn dùng cho xuất khẩu.

Để đảm bảo nguồn cung trong nước và xuất khẩu, nhiều ý kiến cho rằng, sự phát triển của ngành sắn hiện nay cho thấy nhu cầu cấp bách trong công tác hoạch định chiến lược phát triển dài hạn,  trong đó có tính đến các khía cạnh cân đối cung- cầu về xuất khẩu, nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, sản xuất ethanol, quỹ đất...

 (L.Hương-Tổng hợp)

Nguồn: Vinanet