Theo quy hoạch, tuyến đường 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long (Hoài Đức) đến Quốc lộ 6 (Hà Đông) có chiều dài 6,7km, chiều rộng mặt cắt ngang từ 42m đến 63m. Đây là tuyến đường hết thức quan trọng nằm trong hệ thống hạ tầng giao thông trọng điểm sẽ được xây dựng từ nay đến 2020 nhằm giải tải cho đường vành đai 3, cũng như nhằm phát triển kinh tế xã hội của quận Hà Đông và huyện Hoài Đức (dự kiến lên quận vào 2020).
Ngày 5/4 vừa qua, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng và quận Hà Đông đã tổ chức Hội nghị công bố và bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường này, tỉ lệ 1/500 cùng một số tuyến đường khác tại UBND huyện Hoài Đức.
Theo chỉ giới đường đỏ được công bố, tuyến vành đai 3,5 có điểm đầu giao với đường Đại lộ Thăng Long, điểm cuối giao với đường quốc lộ 6. Đây là tuyến đường cấp đô thị.
Trên toàn tuyến đường này có 4 nút giao thông khác mức gồm: Nút giao với Đại lộ Thăng Long; nút giao đường sắt quốc gia hiện có (tuyến đường sắt đô thị số 6); nút giao đường Tố Hữu, quốc lộ 6 (thuộc đoạn tuyến có đường trên cao).
Tại nút giao với tuyến đường sắt đô thị số 7 (được quy hoạch đi ngầm). Khi lập dự án đầu tư xây dựng đường sắt, khu vực bố trí nhà ga sẽ được phép mở rộng cục bộ chỉ giới đường đỏ theo yêu cầu.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hoài Đức, Đan Phượng còn có một số tuyến đường trọng điểm khác cũng được công bố quy hoạch chỉ giới đường đỏ.
Trong đó, đáng chú ý là tuyến đường số 1 nối 2 phân khu đô thị S2 và S2. Tuyến đường này có điểm đầu tại vị trí giao với tuyến đường liên khu vực phía Đông phân khu đô thị S1; điểm cuối tại vị trí ranh giới giữa phân khu đô thị S2 và GS, thuộc địa bàn huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức.
Tổng chiều dài tuyến đường khoảng 11km. Đây là đường cấp đô thị, loại đường liên khu vực. Mặt cắt ngang có chiều rộng 40m – 50m, gồm có lòng đường rộng 14m, dải phân cách rộng 3m và vỉa hè 2x6,5m,
Dọc theo tuyến đường theo quy hoạch tổ chức 3 nút giao khác mức tại các vị trí tuyến đường giao với trục Tây Thăng Long, quốc lộ 32 và trục Hồ Tây - Ba Vì. Các nút giao với các đường ngang hiện có và đường quy hoạch khác chủ yếu là nút giao bằng; Đối với các tuyến đường sắt đô thị dự kiến cắt qua tuyến đường được xác định sơ bộ, cụ thể sẽ được xác định theo dự án riêng trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Quy hoạch đường vành đai Hà Nội
Tuyến đường số 2 là đường liên khu vực, nối 3 phân khu đô thị S1, S2 và S3 có tổng chiều dài 15,23km. Có điểm đầu (điểm 1) giao với đường liên khu vực phía Đông Bắc phân khu đô thị S1, điểm cuối (điểm 13) giao với ranh giới giữa phân khu đô thị S3 và GS.
Quy mô mặt cắt ngang rộng 50m, gồm các thành phần: Lòng đường xe chạy 2x15m, dải phân cách giữa rộng 4m, vỉa hè hai bên 2x8m.
Dọc theo tuyến đường tổ chức 5 nút giao khác mức trực thông tại các vị trí tuyến đường giao với đường trục Tây Thăng Long, quốc lộ 32, trục Hồ Tây - Ba Vì, đường liên khu vực phía Nam phân khu đô thị S2 và đại lộ Thăng Long.
Nguồn: Cafef
 

Nguồn: Vinanet