Tại tỉnh Gia Lai (Chư Sê) giá tiêu giảm mạnh 2.000 đồng xuống còn 57.000 đồng/kg. Ngược lại tại Đăk Nông (Gia Nghĩa) và Bình Phước giá tiêu ổn định giá đi ngang.

Giá tiêu hiện được các doanh nghiệp và đại lý thu mua ở quanh mức 59.000 – 61.000 đồng/kg – mức thấp kỷ lục.
Giá thu mua hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 13/3
ĐVT: đ/kg

Vùng nguyên liệu

Ngày 13/3

+/- so với ngày 12/3

Đăk Lăk (Ea H'leo)

60.000

-1.000

Gia Lai (Chư Sê)

57.000

-2.000

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

61.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

61.000

-1.000

Bình Phước

60.000

0

Đồng Nai

59.000

-1.000

Trên thị trường thế giới, giá hạt tiêu ngày hôm nay giảm sau khi ngày hôm qua 12/3 bật tăng trở lại. Lúc 10:28: 11 theo giờ Việt Nam, giá tiêu trên sàn Kochi - Ấn Độ giảm 95 Rupee (tức giảm 0,24%) ở hầu khắp các kỳ hạn. Giá giao kỳ hạn tháng 3,4,5 và 6/2018 xuống còn 39.615 – 40.335 Rupee/tạ.
Giá hạt tiêu trên san Kochi - Ấn Độ

 

Nguồn: Giatieu.com
Dẫn nguồn tin danviet.vn, hiện các nhà xuất khẩu gia vị giá trị gia tăng (GTGT) cao tại Ấn Độ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng và có thể phải chuyển sang các nước khác khi Ấn Độ áp giá sàn nhập khẩu (MIP) đối với hạt tiêu từ tháng 12/2017, theo cảnh báo tại Hội nghị các nhà xuất khẩu gia vị toàn Ấn Độ (AISEF).
Giá sàn đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích của nông dân Ấn Độ, nhưng lại dẫn đến việc cấm nhập khẩu tất cả các loại hạt tiêu. Đặc biệt, chính phủ ban hành chính sách này mà không thảo luận với toàn ngành, khi nhiều nhà nhập khẩu hạt tiêu để gia tăng giá trị và xuất khẩu 100% lượng hạt tiêu sau khi chế biến sâu. Nhằm cạnh tranh với giá thế giới, chính phủ Ấn Độ đã cung cấp cho các nhà xuất khẩu nhiều lựa chọn hoạt động thông qua SEZ, EOU và thỏa thuận cấp phép đặc biệt (ALA). EOU và SEZ thuộc trách nhiệm của các cơ quan hải quan”, theo ông Prakash Namboodiri, chủ tịch AISEF cho biết.
Các thành viên của AISEF cho biết các nhà xuất khẩu đã thua lỗ gần 8 – 12 triệu USD trong 3 tháng vừa qua, khiến các nhà xuất khẩu các sản phẩm gia vị GTGT cao cân nhắc chuyển địa điểm. Xuất khẩu hạt tiêu từ Ấn Độ cũng có thể giảm 50% trong năm tài khóa hiện tại do Ấn Độ phần lớn tái xuất hạt tiêu sau khi gia tăng giá trị. Chính phủ trung ương Ấn Độ đã phê chuẩn đề xuất của Hội đồng Gia vị về áp giá sàn nhập khẩu 500 Rupees/kg, CIF, dựa trên các báo cáo cho rằng hạt tiêu nhập khẩu giá rẻ đã gây áp lực giảm giá lớn lên thị trường nội địa.
Ấn Độ là nước tiêu dùng hạt tiêu lớn nhất thế giới và là nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ hai thế giới, sau Việt Nam. Giá hạt tiêu Ấn Độ thường cao hơn giá trung bình thế giới.

Nguồn: Vinanet