Hợp đồng dầu cọ giao tháng 4/2024 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch hôm nay giảm 18 ringgit, tương đương 0,47% chốt ở 3.825 ringgit (803,23 USD)/tấn.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương giảm 0,34% và dầu cọ giảm 0,17%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương tăng 0,04%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đồng ringgit của Malaysia tăng 0,02% so với đồng USD. Đồng ringgit hồi phục khiến dầu cọ trở nên đắt đỏ hơn đối với các khách mua nước ngoài.

Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago hôm nay

(Đvt: US cent/lb)

Reuters khảo sát cho thấy, tồn kho dầu cọ của Malaysia có thể giảm 3 tháng liên tiếp tính đến cuối tháng 1/2024, do sản lượng thấp theo mùa vụ. Theo đó, tồn kho dầu cọ trong tháng 1/2024 giảm 6,62% so với tháng 12/2023 đạt 2,14 triệu tấn. Sản lượng dầu cọ thô đạt 1,37 triệu tấn, giảm 11,83% so với tháng trước đó. Số liệu cụ thể sẽ được Uỷ ban Dầu cọ Malaysia (MPOB) công bố vào ngày 13/2 tới.
Giá dầu tăng do tăng trưởng sản lượng dầu của Mỹ dự kiến sẽ duy trì ổn định cho đến năm 2025, làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung dư thừa. Giá dầu thô mạnh lên khiến dầu cọ trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu diesel sinh học.

Bảng giá dầu thực vật hôm nay

Mặt hàng

Hôm nay

So với

hôm qua

So với

1 tuần trước

So với

1 tháng trước

So với

1 năm trước

Đậu tương

(US cent/bushel)

1200,25

0,06%

-1,72%

-3,55%

-20,64%

Dầu cọ

(Ringgit/tấn)

3867,00

0,62%

1,82%

4,71%

-3,25%

Hạt cải WCE

(CAD/tấn)

595,20

0,25%

-3,23%

-2,26%

-28,68%

Dầu hướng dương

(USD/tấn)

835,00

0,00%

-1,18%

1,83%

-25,78%

Hạt cải dầu

(EUR/tấn)

421,25

1,69%

0,12%

0,66%

-23,89%

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters