Hợp đồng dầu cọ FCPOc3 giao tháng 6/2024 trên sàn Bursa Malaysia đầu phiên giao dịch hôm nay tăng 49 ringgit, tương đương 1,14% chốt ở 4.361 ringgit (918,11 USD)/tấn. Vào giờ nghỉ trưa, hợp đồng này chốt ở 4.396 ringgit (926 USD)/tấn.
Nhà phân tích kỹ thuật Wang Tao của Reuters dự báo, giá hợp đồng này có thể tăng lên phạm vi từ 4.432 – 4.462 ringgit/tấn.
Trên sàn giao dịch hàng hoá Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 0,23% còn giá dầu cọ tăng 2%. Trên sàn Chicago, giá dầu đậu tương giảm 0,12%. Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan khi cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Đồng ringgit của Malaysia giảm 0,4% so với đồng USD. Đồng ringgit suy yếu khiến dầu cọ trở nên phải chăng hơn đối với các khách mua nước ngoài.
Các nhà khảo sát hàng hoá Intertek testing Services, AmSpec Agri Malaysia và Societe Generale deSecurity (SGS) cho biết, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia trong tháng 3/2024 tăng từ 11,77% - 29,2%.
Cũng trong tháng 3/2024, nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ đạt mức thấp nhất 10 tháng xuống 481.000 tấn, do nước mua dầu thực vật hàng đầu tăng nhập khẩu dầu hướng dương khi giá mặt hàng này thấp hơn.
Giá dầu thô tiếp tục tăng do dự trữ dầu của Mỹ thấp hơn nhiều so với dự kiến, cùng căng thẳng địa chính trị leo thang khiến nhà đầu tư lo ngại về nguồn cung thắt chặt. Giá dầu hồi phục khiến dầu cọ trở thành lựa chọn hấp dẫn hơn cho nguyên liệu diesel sinh học.

Bảng giá dầu thực vật hôm nay

Mặt hàng

Hôm nay

So với

hôm qua

So với

1 tuần trước

So với

1 tháng trước

So với

1 năm trước

Đậu tương

(US cent/bushel)

1170,50

-0,43%

-1,78%

1,41%

-22,82%

Dầu cọ

(Ringgit/tấn)

4463,00

1,55%

3,86%

13,33%

14,91%

Hạt cải WCE

(CAD/tấn)

633,80

-0,25%

1,08%

9,39%

-18,44%

Dầu hướng dương

(USD/tấn)

855,00

0,00%

0,00%

5,56%

-16,18%

Hạt cải dầu

(EUR/tấn)

446,00

1,88%

-1,33%

6,89%

-8,98%

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters