Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 09/01/2019

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

09/01

+/- so với ngày 08/01

Đăk Lăk (Ea H'leo)

50.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

49.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

50.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

50.000

0

Bình Phước

50.000

0

Đồng Nai

49.000

0

                                                                     Nguồn:Tintaynguyen

Tại thị trường nội địa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, do các năm trước, giá hồ tiêu tăng cao nên nông dân ồ ạt trồng tiêu khiến diện tích loại cây trồng này tăng nhanh, từ 16.452 ha năm 2016 lên 17.178 ha hiện nay (tăng 726 ha); đứng thứ 3 cả nước sau Đăk Lăk và Đăk Nông. Thậm chí diện tích đã vượt quá 3 lần so với quy hoạch của ngành là mục tiêu đến 2020 tầm nhìn 2030, diện tích trồng tiêu của cả nước chỉ ở mức 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm là 47.000 ha.
Tuy nhiên trong niên vụ 2017/18, sản lượng tiêu Bình Phước giảm hơn 40% so với niên vụ 2016/17 xuống còn 18.736 tấn. Giá tiêu hiện nay giảm mạnh khiến nông dân ít chăm sóc và đầu tư khiến sâu bệnh phát triển mạnh.Từ đầu năm 2018, toàn tỉnh Bình Phước có hơn 570 ha hồ tiêu bị bệnh chết nhanh, làm sản lượng tiêu giảm đáng kể, tập trung ở các huyện Lộc Ninh, Bù Gia Mập, Bù Đốp, Hớn Quản. Theo tờ The Star, diện tích hồ tiêu Việt Nam có thể giảm 26,7% xuống còn 110.000 ha trong năm 2019. Đây là kết quả của việc giá tiêu giảm quá mạnh.
Tuy nhiên, Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo doanh nghiệp cần tập trung chế biến sâu, nâng cao giá trị mặt hàng trong bối cảnh giá tiêu vẫn ở mức thấp. Và Cục này dự báo 6 tháng đầu năm 2019, thị trường hạt tiêu thế giới nhìn chung sẽ khả quan hơn. Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC) dự báo tổng sản lượng hạt tiêu toàn cầu năm 2019 có thể đạt 4,9 triệu tấn, giảm so với 5,2 triệu tấn trong năm 2018.
Dẫn nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ ngày 09/01/2019 lúc 11:42:26 (giờ Việt Nam) giá tiêu giao kỳ hạn tháng 1/2019 không đổi ở mức 38.000 rupee/tạ.
Tháng 12/2017, chính phủ Ấn Độ đã đặt mức giá sàn 500 rupee/kg đối với hồ tiêu nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu vẫn không có dấu hiệu sụt giảm. Nhập khẩu hồ tiêu đen từ Việt Nam của Ấn Độ đã tăng đột biến hơn 76% theo tháng lên 2.317,68 tấn trong tháng 9/2018.
Hồ tiêu giá rẻ từ Việt Nam tràn ngập trên thị trường thông qua Sri Lankia, nhờ cơ chế thuế quan thấp theo Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Thoả thuận Thương mại tự do Indo – Sri Lanka (ISFTA).