Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

29/7

31/7

03/8

Đăk Lăk (Ea H'leo)

44.500

44.500

44.500

Gia Lai (Chư Sê)

43.500

43.500

43.300

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

44.500

44.500

44.500

Bà Rịa - Vũng Tàu

45.000

45.000

45.500

Bình Phước

44.500

44.500

44.500

Đồng Nai

43.000

43.000

43.000

                                                                     Nguồn:Tintaynguyen
Theo thống kê của Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC), lượng xuất khẩu hạt tiêu của Brazil trong quý I/2019 đạt 27.000 tấn, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 24% trong tổng lượng xuất khẩu toàn cầu. Lượng xuất khẩu tăng nhờ chất lượng hạt tiêu Brazil ổn định và giá cả cạnh tranh hơn so với các quốc gia sản xuất khác.
Tuy nhiên, xu hướng lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, đặc biệt là thuốc diệt cỏ glyphosate của nông dân Brazil trong thời gian qua đang được các chuyên gia cảnh báo và phần nào sẽ tác động đến chất lượng hạt tiêu Brazil trong thời gian tới.
Hiệp hội Hạt tiêu Quốc tế (IPC) dự kiến sản xuất hạt tiêu của Ấn Độ sẽ giảm trong năm 2019, từ mức 68.000 tấn trong năm 2018, xuống còn 55.000 tấn. Theo IPC, sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ giảm do thời tiết khắc nghiệt tại các vùng trồng chính ở Karrnataka và Kerala.
Trong khi đó, thị trường thế giới đang có nhu cầu ngày càng cao đối với hạt tiêu Malabar Garbled và Tellichery Extra Bold được sản xuất tại vùng Wayanad thuộc bang Kerala của Ấn Độ. Hiện Mỹ và châu Âu là hai thị trường xuất khẩu hàng đầu của Ấn Độ. Tuy nhiên, việc Mỹ tuyên bố chấm dứt ưu đãi GSP đối với Ấn Độ sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất xuất khẩu hạt tiêu của nước này.