Trong đó, giá heo hơi trung bình khu vực miền Bắc dao động 56.000 – 57.000 đồng/kg (giảm 1.000 đồng/kg so với tuần trước đó), riêng Hà Nội giá vẫn giữ nguyên 58.000 đồng/kg; khu vực miền Nam 56.000 – 58.000 đồng/kg (tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg so với tuần trước đó); khu vực miền Trung – Tây Nguyên 54.000 – 56.000 đồng/kg (giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg). Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá heo hơi đã tăng trở lại trong tháng 2 đảm bảo người chăn nuôi có lãi.
Giá heo hơi tuần 26/2/2024 – 3/3/2024
ĐVT: đồng/kg

Thị trường

26/2/2024

29/2/2024

1/3/2024

3/3/2024

Nam Định

57000

57000

57000

56000

Hà Nội

57000

57000

57000

57000

Nghệ An

56000

56000

56000

56000

Đồng Nai

58000

57000

57000

57000

TPHCM

57000

56000

57000

57000

Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Việt Nam phát triển rất nhanh, các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nhiều đã gây ra tình trạng thừa. Trong khi đó, Việt Nam là sân chơi chung của thế giới nên vẫn phải chịu tác động hàng nhập khẩu tràn vào càng thêm sức ép. Chính vì thế, xuất khẩu trở thành một định hướng bắt buộc. Tuy nhiên năm 2023 Việt Nam mới xuất khẩu được 515 triệu USD động vật và sản phẩm động vật, chưa thấm vào đâu gì so với tổng đàn và tiềm năng. Làm thế nào để xuất khẩu được thì cốt lõi phải sạch bệnh, nhưng đối với Việt Nam, sạch bệnh trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn này là chưa có, bởi thế phải hình thành nên những vùng an toàn dịch bệnh, có thể là quy mô huyện, nhiều huyện hoặc nhiều tỉnh thành liên kết với nhau.
Rất nhiều cơ sở chăn nuôi lớn hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như thế giới. Nhưng để hình thành vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đòi hỏi vai trò quản lý của nhà nước là kết nối những cơ sở ATDB với nhau vào trong một sân chơi, tuân thủ chung quy định.
Khi ATDB rồi thì chi phí chăn nuôi là thấp nhất, hiệu quả cao nhất, thay vì tốn rất nhiều tiền của để phòng bệnh, để chữa bệnh cho vật nuôi, tiêu hủy rồi tồn dư hóa chất, thuốc phải giám sát, cảnh báo. Tuy nhiên ban đầu để hình thành nên vùng ATDB phải xác định sẽ khó khăn, vất vả, cần sự mạnh dạn vào cuộc của lãnh đạo địa phương chứ không chỉ là tròn vai.
Theo số liệu của Statista, ba quốc gia-khối kinh tế đứng đầu thế giới về sản xuất thịt heo lần lượt là Trung Quốc (55 triệu tấn), Liên minh Châu Âu (22,85 triệu tấn) và Mỹ (12,47 triệu tấn). Hai quốc gia Đông Nam Á sản xuất thịt heo nhiều nhất gồm Việt Nam ở vị trí thứ sáu với sản lượng 2,75 triệu tấn và Philippines ở vị trí thứ 11 với sản lượng 1 triệu tấn.

Nguồn: Vinanet/VITIC