Theo số liệu từ Hiệp hội Đường Indonesia (AGI), sản lượng đường trắng đã giảm 4% trong năm 2023 chỉ đạt 2,3 triệu tấn do thời tiết khô hạn kéo dài hơn thường lệ.
Đối với người tiêu dùng, họ đã phải gánh chịu mức giá tăng gần 30% so với một năm trước đó. Theo đó, giá đường nội địa ở mức 18.920 rupiah (1,19 USD)/kg, trong bối cảnh dự trữ thấp, nhập khẩu cũng giảm tới 14%.
Đầu năm nay 2024, dự trữ đường trắng tiêu dùng hộ gia đình ở mức 1,14 triệu tấn trong chưa đầy 5 tháng tiêu thụ.
Indonesia hiện là nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới. Bộ Nông nghiệp nước này cho biết, mục tiêu cũng phản ánh khát vọng của đất nước này là tự cung tự cấp đường vào năm 2028 cho tiêu dùng hộ gia đình, và cho sử dụng công nghiệp đến năm 2030. Để làm được điều đó, nước này phải mở rộng đáng kể diện tích trồng mía.
AGI cho biết, diện tích mía thu hoạch năm nay là 512.813 ha, tăng nhẹ so với 504.756 ha thu hoạch trong năm 2023.
Trước đó hồi tháng 4, Indonesia có kế hoạch tăng cường trồng mía ở khu vực phía đông Papua, nhằm cắt giảm nhập khẩu và phát triển ngành công nghiệp đường, bao gồm cả sản xuất ethanol sinh học. Kế hoạch này được công bố khi giá đường nội địa tăng vọt trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm.
Mùa xay xát đường của Indonesia bắt đầu từ tuần thứ hai của tháng 5, như vậy có nghĩa là kho dự trữ năm nay sẽ sớm được bổ sung.
Indonesia đã đặt hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2024 ở mức 708.609 tấn để sử dụng cho hộ gia đình.

Nguồn: Vinanet/VITIC/Reuters