Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6/2024, giá dầu cọ Malaysia kỳ hạn tháng 9/2024 chốt ở 3.904 ringgit/tấn. Mức giá cao nhất trong tháng đạt được ở 4.076 ringgit/tấn phiên 31/5, thấp nhất ở 3.885 ringgit/tấn phiên 24/5/2024.
Diễn biến giá CPO tại Bursa Malaysia từ ngày 24/5 – 21/6/2024
(Đvt: ringgit/tấn)
Các thông tin nổi bật trong tháng:
- Theo nhà khảo sát hàng hóa Intertek testing Services và Công ty kiểm tra độc lập AmSpec Agri Malaysia, xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của nước ngày trong 20 ngày đầu tháng 6/2024 ước tính giảm từ 8,1% - 12,9% so với cùng kỳ tháng 5. Cụ thể, AmSpec Agri Malaysia ước tính lượng xuất khẩu giảm từ 814.031 tấn xuống còn 708.873 tấn; còn Intertek testing Services ước tính con số này giảm từ 830.608 tấn xuống 763.129 tấn. Xuất khẩu sụt giảm, nhu cầu thấp từ Trung Quốc cùng sự chênh lệch giữa giá dầu cọ và giá dầu đậu tương ngày càng thu hẹp đang gây áp lực lên thị trường.
- Nhập khẩu dầu cọ của Liên minh châu Âu Eu trong năm 2023/24 tính đến ngày 16/6/2024 đạt 3,22 triệu tấn, giảm so với mức 3,97 triệu tấn nhập khẩu trong một năm trước đó.
- Nhập khẩu dầu cọ của Ấn Độ trong tháng 5/2024 đã tăng 12,4% so với tháng trước đó, lên mức cao nhất 4 tháng, do sự điều chỉnh giá gần đây khiến lượng mua cao hơn.
- Trong một báo cáo, LSEG cho biết, Trung Quốc đang nhập khẩu lượng đậu tương cao kỷ lục từ khu vực Nam Mỹ, sau khi vụ thu hoạch bội thu ở Brazil và Argentina.
- Theo các nhà phân tích, tốc độ chế biến đậu tương của Mỹ trong tháng 5/2024, tăng lên so với tháng 4/2024 khi ở mức thấp nhất 7 tháng, bởi một số nhà máy hoạt động trở lại sau thời gian bảo trì và sửa chữa.
- Hiệp hội Thương mại ngũ cốc Coceral hạ dự báo sản lượng hạt cải dầu xuống 19,4 triệu tấn từ mức 20,2 triệu tấn trong dự báo trước đó và mức 21,4 triệu tấn đạt được trong năm 2023.
- Bộ Nông nghiệp Pháp dự kiến sản lượng hạt cải dầu vụ đông đạt 4,2 triệu tấn cho mùa thu hoạch năm nay, giảm 1,2% so với năm 2023.