Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

07/6

+/- so với

ngày 06/6

Đăk Lăk (Ea H'leo)

44.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

43.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

44.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

45.000

0

Bình Phước

44.500

0

Đồng Nai

43.000

0

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2018, diện tích hạt tiêu vùng Tây Nguyên là hơn 89.000 ha, thấp hơn năm 2017 khoảng 3.000 ha. Trong đó tập trung chủ yếu ở tỉnh Gia Lai gần 16.300 ha, Đắk Nông hơn 34.000 ha và Đắk Lắk hơn 36.600 ha.
Trước tình hình trên nhiều địa phương trong tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất tiêu sạch, tiêu bền vững, đảm bảo chứng nhận VietGAP và GlobalGAP. Tiêu biểu như tại các xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp; Thuận Hà, Thuận Hạnh, Nâm N’Jang (huyện Đắk Song).
So với hồ tiêu trồng đại trà thì giá tiêu sạch luôn được bao tiêu ở mức cao hơn, nhiều nơi cá biệt cao hơn từ 2 – 3 lần. Nông dân cũng an tâm hơn về vấn đề đầu ra cho sản phẩm.
Theo nhận định từ Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế, năm 2019 sản lượng hồ tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng, dự kiến đạt khoảng 602.000 tấn, tăng 8,27%. Trong đó Brazil tăng 28%, Campuchia tăng 17%. Riêng Việt Nam dự báo sản lượng đạt 240.000 tấn, tăng khoảng 9% do diện tích trồng mới từ năm 2014-2016 bắt đầu cho thu hoạch nên giá cả vẫn có khả năng đi xuống.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong quý I/2019 đạt 56.738 tấn, trị giá 150,74 triệu USD, tăng 6% về lượng, nhưng giảm 1,5% về trị giá so với quý I/2018. Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ quý I/2019 đạt mức 2.657 USD/tấn, giảm 7,1% so với quý I/2018.
Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ từ một số nguồn cung tăng so với cùng kỳ năm ngoái, gồm Mexico tăng 22,4%, lên mức 1.389 USD/tấn; Trung Quốc tăng 3,3%, lên mức 3.012 USD/tấn; Ấn Độ tăng 5,0%, lên mức 2.856 USD/tấn; Tây Ban Nha tăng 5,5%, lên mức 3.474 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ từ các thị trường giảm, gồm Việt Nam giảm 31,6%, xuống còn 3.231 USD/tấn; Brazil giảm 41,8%, xuống còn 2.251 USD/tấn...
Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay chốt ở 37.530 rupee/tạ, tăng 730 rupee, tương đương +1,98% so với phiên giao dịch trước. Giá giao kỳ hạn tháng 5/2019 chốt ở 37.106,65 rupee/tạ.
Ngân hàng nhà nước (NHNN) sáng nay (7/6/2019) niêm yết tỷ giá trung tâm VND/USD ở mức 23.058 đồng/USD, giảm 2 đồng so với phiên giao dịch ngày 6/6/2019.
Cũng tại sở giao dịch ngân hàng nhà nước, giá mua - bán USD được niêm yết ở mức là 23.200 đồng/USD và 23.700 đồng/USD, không đổi ở chiều mua vào và giảm 2 đồng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 07/6/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 332,21 VND/INR.
Trên thị trường tự do, giá USD niêm yết ở mức mua vào là 23.395 đồng/USD và bán ra là 23.410 đồng/USD, tăng 5 đồng ở chiều mua vào và giữ nguyên ở chiều bán ra so với phiên giao dịch ngày hôm qua 06/6/2019.