Hiện giá tiêu được các doanh nghiệp và thương lái thu mua đạt trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg, trong đó tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn là địa phương có mức giá thu mua cao nhất, đạt 64.000 đồng/kg.
Diễn biến giá tiêu tại một số vùng nguyên liệu

 

Trên thị trường thế giới lúc 10:29:57 theo giờ Việt Nam giá tiêu trên sàn Kochi - Ấn Độ không đổi, đạt trong khoảng 39.300 – 39.730 Rupee/tạ.

Theo báo cáo thương mại tuần của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam loại 500 g/l ở mức 2.950 USD/tấn, tăng 200 USD và loại 550 g/l ở mức 3.300 USD/tấn, tăng 250 USD (FOB) so với 2 tuần trước đó, trong khi giá tiêu của hầu hết các nước đều không đổi hoặc giảm nhẹ.
Theo một chuyên gia về thị trường hạt tiêu, sở dĩ giá tiêu thế giới không đổi trong khi giá tiêu Việt Nam tăng là do dung trọng hạt tiêu Việt Nam hơn hẳn nhiều nước sản xuất khác, nhất là loại hạt tiêu có dung trọng cao rất được các thị trường khó tính ưa chuộng. Nếu người trồng tiêu nước ta biết chăm chút hơn và biết cách làm thương hiệu hơn nữa thì giá tiêu bán xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi, gấp ba giá hiện nay là điều nằm trong tầm tay.
Được biết, cho tới khi Indonesia ra hàng vụ mới sẽ thu hoạch vào khoảng tháng 7 tháng 8, hạt tiêu Việt Nam là nguồn cung duy nhất cho toàn cầu hiện nay. Đây cũng là cơ hội để các nhà kinh doanh hạt tiêu Việt Nam mở rộng thị phần hơn nữa.

Nguồn: Vinanet