Diễn biến giá

Chốt phiên 30/10 giá dầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng, dầu WTI xuống 35,79 USD/thùng, Brent đạt 37,46 USD/thùng. Giá dầu chịu áp lực giảm bởi số liệu chính thức từ Trung Quốc cho thấy hoạt động sản xuất của nước này trong tháng 10/2019 giảm tháng thứ 6 liên tiếp, trong khi tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2/2016. Đồng thời cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng gây áp lực đối với triển vọng nhu cầu dầu.
Giá dầu cũng chịu áp lực bởi các trường hợp nhiễm virus corona trên toàn cầu gia tăng làm dấy lên mối lo ngại về nhu cầu nhiên liệu suy giảm. Đồng thời nguồn cung có khả năng tăng khi sản lượng của Libya đang tăng và các công ty dầu mỏ nhỏ của Nga đang có kế hoạch tăng sản lượng trong năm nay (vì lý do tài chính) bất chấp thỏa thuận về hạn chế sản lượng.
Trong phiên 9/11 giá dầu đã tăng hơn 8%, ngày tăng mạnh nhất trong hơn 6 tháng khi công ty Pfizer thông báo kết quả thử nghiệm vaccine đầy hứa hẹn.

Biểu đồ giá dầu WTI, Brent, xăng RON 92 tháng 11/2020

ĐVT: USD/thùng

 Nguồn: Reuters
Giá dầu tăng trong tháng qua chủ yếu do một số thông tin tích cực về vaccine phòng chống Covid-19. Hãng dược Pfizer cho biết họ nộp đơn cho các cơ quan quản lý y tế Mỹ vào ngày 20/11 để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vacccine của mình.
Giá dầu tăng cũng bởi tâm lý hy vọng rằng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC, Nga và các nhà sản xuất khác sẽ kiểm soát sản lượng dầu thô. Nhóm này đang dự định sẽ trì hoãn việc tăng sản lượng theo kế hoạch vào tháng 1/2021.
Cung - cầu dầu của một số thị trường chủ chốt
Nguồn cung
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, tổng sản lượng dầu toàn cầu trong tháng 10/2020 tăng 0,58 triệu thùng/ngày so với tháng 9/2020, đạt trung bình 91,17 triệu thùng/ngày, giảm 9,25 triệu thùng/ngày so với tháng 10/2019.
IEA báo cáo nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 10/2020 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt 91,2 triệu thùng/ngày. Sản lượng từ các quốc gia tham gia thỏa thuận OPEC+ phần lớn giữ ổn định, mức tuân thủ của tổ chức này là 103%.
Báo cáo tháng 11/2020 về chi tiết nguồn cung dầu của các nước trong khối OPEC
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 10/2020 tăng 0,32 triệu thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 24,39 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Libya, Iraq và Nigeria, trong khi sản lượng giảm chủ yếu tại UAE, Angola, Venezuela và Congo. Tỷ trọng dầu thô OPEC trong tổng sản lượng toàn cầu tăng 0,1% trong tháng 10/2020 lên 26,7%.

Sản lượng dầu thô của 13 nước OPEC

ĐVT: Nghìn thùng/ngày (trung bình)

Các nước OPEC

2019

T9/2020

T10/2020

+/-

Algeria

1.022

855

857

1

Angola

1.401

1.236

1.181

-54

Congo

324

288

271

-17

Equatorial Guinea

117

103

105

3

Gabon

208

182

189

7

Iran

2,356

1.963

1.958

-5

Iraq

4.678

3.687

3.835

148

Kuwait

2.687

2.292

2.286

-6

Libya

1.097

155

454

299

Nigeria

1.786

1.441

1.488

47

Saudi Arabia

9.771

8.956

8.956

0

UAE

3.094

2.515

2.441

-74

Venezuela

796

392

367

-25

Tổng cộng

29.337

24.064

24.106

322

Nguồn: OPEC
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu của khu vực ngoài OPEC trong tháng 10/2020 (gồm NGL của OPEC) ước tính tăng 0,25 triệu thùng/ngày so với tháng 9/2020, đạt trung bình 66,79 triệu thùng/ngày, giảm 4,35 triệu thùng/ngày so với tháng 10/2019.

Nguồn: VITIC