Chỉ số FTSEurofirst 300 của châu Âu tăng 0,9% lên 1,530,17 điểm trong khi MSCI châu Á Thái Bình Dương, không tính Nhật Bản, tăng 0,5%.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản cũng phục hồi với Nikkei tăng 1% lên 20.595,55 điểm. Trong đó, giới đầu tư mua mạnh vào cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất thuốc và thực phẩm. Ngoài ra, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,4% lên 24.018,8 điểm.
Tại thị trường Mỹ, biến động giá chứng khoán phức tạp hơn khi chỉ số Dow Jones và Nasdaq lần lượt tăng 0,03% và 0,4% nhưng S&P 500 lại giảm 0,1%. Có khoảng 6,2 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ, thấp hơn % so với khối lượng giao dịch trung bình 3 tháng qua.
Giá cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đồng loạt khởi sắc sau khi Phó thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC), Yi Gang cho biết không có cơ sở nào cho thấy nhân dân tệ sẽ giảm tiếp, ngược lại có thể tăng trong tương lai. Khẳng định trên được đưa ra sau khi có thông tin cho rằng Trung Quốc có thể phá giá nhân dân tệ tới 10%.
Khi lo ngại về thị trường tiền tệ của Trung Quốc lắng dịu, giới đầu tư lại tập trung vào các báo cáo kinh tế Mỹ để phỏng đoán thời điểm Fed nâng lãi suất.
Một tín hiệu tích cực mới đây cho thấy, doanh số bán lẻ của Mỹ đã phục hồi, tăng 0,6% trong tháng 7. Mặt khác, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ cũng đang ở gần mức thấp nhất 4 thập kỷ qua, chứng tỏ thị trường lao động vẫn duy trì được đà cải thiện mạnh mẽ.
Theo khảo sát của Bloomberg, khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng 9/2015 đã tăng lên 48% từ mức 40% vào ngày 11/8.
Nguyễn Dung
Theo Reuters, Bloomberg