Dẫn đầu kim nghạch xuất khẩu là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, đạt 419,9 triệu USD, giảm 43,3% so với tháng trước đó, và giảm 4,9% so với tháng 1/2021, chiếm 47,9% tỷ trọng xuất khẩu.
Tiếp đến là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, đạt 188,5 triệu USD, chiếm 21,5% tỷ trọng xuất khẩu.
Những năm qua, Việt Nam đã nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, là nước gia công hàng hóa xuất khẩu lớn của khu vực, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp FDI quốc tế, trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI của Hong Kong.
Trong nhiều năm liền Việt Nam luôn nằm trong top 10 đối tác thương mại lớn nhất của Hong Kong. Năm 2021, Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hong Kong và là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hong Kong trong các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong những năm qua, thương mại song phương duy trì đà tăng trưởng trên 10% mỗi năm. Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hong Kong chính thức có hiệu lực từ năm 2019 cũng góp phần thúc đẩy thương mại song phương.
Theo đó, một bộ phận người Việt thành công trong các lĩnh vực kinh doanh… trở thành đầu mối nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hàng hóa Việt Nam cũng xuất hiện ngày càng nhiều tại Hong Kong. Nhiều mặt hàng như dệt may, giày dép, thịt lợn đông lạnh, hải sản đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Hong Kong từ nhiều năm qua do có văn hóa tương đồng.
Số liệu xuất khẩu sang Hồng Kông tháng 1 năm 2022
(Tính toán số liệu công bố ngày 14/2 của TCHQ)