Khi cộng đồng kinh tế Asean AEC thành lập mức thâm hụt còn tiếp tục tăng lên. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, thâm hụt thương mại của Việt Nam với các nước Asean là 4.6 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm.

Thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Thái lan, Malaysia và Singapore. Với giá trị nhập khẩu trong 9 tháng đầu năm lần lượt là: 6.27 tỷ USD, 3.7 tỷ USD và 3.59 tỷ USD.

Trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác chỉ đạt 12.5 tỷ USD giảm 9.1% so với cùng kỳ, kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan đạt 2,72 tỷ USD, sang Malaysia 2.32 tỷ USD và Singapore là 1.72 tỷ USD. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh lớn khi AEC có hiệu lực.

Một mặt do cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và các nước Asean tương đối giống nhau nhưng sức cạnh tranh của hàng Việt vẫn yếu thế so với hàng Thái Lan, Malaysia...nếu không có hướng đổi mới hàng hóa của Việt Nam không những khó có thể cạnh tranh được ở nước ngoài mà có nguy cơ mất luôn thị trường nội địa. Để cạnh tranh các giải pháp được các chuyên gia đưa ra gồm có:

- Đầu tư vào công nghệ mới có thể cạnh tranh trên thị trường.

- Xây dựng kế hoạch chủ động vùng nguyên liệu giảm dần sự phụ thuộc vào vùng nguyên liệu nhập khẩu từ đó nâng cao tỉ lệ nội địa hóa để có thể hưởng các ưu đãi khi xuất khẩu ra nước ngoài.

- Cần chú trọng việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, uy tín doanh nghiệp do thực trạng nhiều doanh nghiệp của Việt Nam sử dụng trùng tên của các công ty nội địa.

- Các doanh nghiệp có thể cân nhắc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm tại thị trường xuất khẩu nhằm đảm bảo tiếp cận thị trường ổn định, dễ dàng và tránh sự phụ thuộc quá lớn vào nhà nhập khẩu.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại.

- Nâng cao hiểu biết hội nhập kinh tế trong khu vực, nghiên cứu các cơ sở pháp lý, cơ chế giải quyết tranh chấp, thực thi các hợp đồng ngoại thương nhằm đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp.

Nguồn: vietnamexport.com