Xuất khẩu vào khu vực Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) được đánh giá nhiều triển vọng trong những năm tới. Hiện GCC là một trong những thị trường tiềm năng cho các sản phẩm nông sản, chế biến và thiết bị của Việt Nam.
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) là khu vực thị trường có 6 quốc gia thành viên, gồm ARập Xê út, Baranh, Côoét, Ôman, Cata và Các Tiểu vương quốc ẢRập Thống nhất (UAE). Theo Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), trong giai đoạn 10 năm từ 2003-2012, hoạt động traoddooir thương mại giữa Việt Nam và GCC đã đạt được những bước phát triển nhanh chóng. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng 12,4 lần,từ 392,4 triệuUSSD (năm 2003 ) lên 4,87 tỷ USD (năm 2012). Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang GCC tăng 28,1 lần, từ 95,6 triệu USD (năm 2003) lên 2,69 tỷ USD (năm 2012). Nhập khẩu hàng hóa của các nước bạn cũng tăng 7,3 lần, từ 269,8 triệu USD (năm 2003) lên 2,18 tỷ USD (năm 2012).
Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu chính thức tăng mạnh và vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Từ đó đến nay, hoạt động giao thương không ngừng phát triển nhanh chóng. Số liệu thống kê của tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch thương mại song phương năm 2008 đạt 1,018 tỷ USD; năm 2009 đạt 1,191 tỷ USD; năm 2010 kim ngạch tăng đột biến gấp đôi so với năm 2009, đạt 2,028 tỷ USD. Theo phân tích, kim ngạch năm này tăng là do nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng mạnh, đạt 1,323 tỷ USD (gấp đôi 2009). Tới năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục tăng cao, đạt 3,504 tỷ USD. Đà tăng trưởng tiếp tục duy trì sang năm 2012 đạt 4,87 tỷ USD.
Kể từ năm 2008, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực GCC bắt đầu tăng trưởng khá nhanh, kim ngạch lần lượt qua các năm qua:
Năm
|
Kim ngạch (triệu USD)
|
2008
|
546
|
2009
|
523
|
2010
|
704
|
2011
|
1.254
|
2012
|
2.690
|
Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam từ các thị trường khối GCC năm 2012 lại giảm nhẹ, đạt 2,183 tỷ USD, so năm 2011 là 2,249 tỷ USD.
Vụ thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á đánh giá, hàng hóa của Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường GCC với cơ cấu mặt hàng đa dạng. Năm 2003, Việt Nam xuất sang thị trường này gồm sản phẩm nông sản các loại, hàng tiêu dùng, một vài sản phẩm công nghiệp chế biến. Đến năm 2012, đã có 39 nhóm sản phẩm của Việt Nam được xuất khẩu sang GCC. Trong đó, nhiều nhóm mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh như điện thoại di động và linh kiện; xuất khẩu điện thoại di động năm 2012 đạt 1,7 tỷ USD, tăng 331,2% so với năm 2011 và chiếm 63,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang GCC. Tiếp đó các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng thủy sản, hạt tiêu…
Theo nghiên cứu của Bộ Công Thương, hàng năm khu vực thị trường GCC có nhu cầu lớn các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như dệt may, giày dép, hải sản, đồ gỗ, hàng nông sản (hạt tiêu, gạo, chè, hạt điều, cà phê), lương thực và thực phẩm, vật liệu xây dựng, thủ công mỹ nghệ, máy tính và linh kiện điện tử, điện thoại. Mặc dù có dân số không đông, khoảng 48 triệu người nhưng GCC có lợi thế kinh tế phát triển, giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt, đồng, vàng, nhôm… Đây là khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới và được xem là giếng dầu của thế giới. Hiện nay, 6 nước GCC chiếm tới 40% trữ lượng dầu mỏ , 25% trữ lượng khí đốt toàn thế giới và 19% sản lượng khai thác dầu mỏ toàn cầu, trên 25% thương mại thế giới về dầu mỏ và các sản phẩm tinh lọc từ dầu. Trong đó, ẢRập Xêút là quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất và Cata là nước xuất khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc GCC 6 tháng đầu năm 2013
Thị trường
|
Kim ngạch
|
ẢRập Xêút
|
176.683.985
|
Co Oét
|
15.779.281
|
Các tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất
|
1.968.048.429
|
Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang khu vực GCC, Vụ thị trường Châu Phi Tây Á, Nam Á khuyến nghị các doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, các đoàn xúc tiến thương mại tại khu vực thị trường này. Tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác khi giao dịch và ký kết hợp đồng cũng như nắm rõ thói quen, phong tục tập quán của đạo Hồi để có mối quan hệ tốt với khách hàng. Đây là yếu tố rất quan trọng trong văn hóa kinh doanh của người Hồi giáo. Tiếp đó, có chiến lược giá cả hợp lý và ổn định với các khách hàng khu vực GCC.
(Nguồn: TBKT)