(VINANET)- Là thị trường xuất khẩu truyền thống nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thâm nhập sâu vào thị trường Nga. Trở ngại lớn nhất hiện nay là vấn đề chất lượng hàng hóa, tìm kiếm đối tác và các hoạt động giao dịch thanh toán.

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam cho thấy, 7 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nga đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28,33% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nhóm hàng đạt kim ngạch cao là điện thoại các loại và linh kiện với 457,2 triệu USD, chiếm 43,3% thị phần, tăng 30,59%; kế đến là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 97,4 triệu USD, tăng 62,68%; nhóm hàng dệt may tuy đứng thứ ba trong bảng kim ngạch với 76,9 triệu USD, nhưng lại tăng nhẹ chỉ tăng 2,57% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, tuy xuất khẩu gạo sang thị trường Nga 7 tháng chỉ đạt kim ngạch 22,3 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất, tăng 720,53%; tăng nhiều thứ hai là xăng dầu các loại, đạt kim ngạch 21,6 triệu USD, tăng 152,48% so cùng kỳ.

Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Nga với tổng giá trị là 484,65 triệu USD.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Nga 7 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK 7T/2013
KNXK7T/2012
% so sánh
Tổng KN
1.053.842.059
821.224.729
28,33
điện thoại các loại và linh kiện
457.226.555
350.126.904
30,59
máy vi tính, sph điện tử và linh kiện
97.474.262
59.917.558
62,68
hàng dệt, may
76.928.212
74.998.807
2,57
cà phê
53.493.797
45.776.000
16,86
giày dép các loại
53.008.759
36.987.868
43,31
hàng thủy sản
34.148.538
49.504.658
-31,02
hạt điều
32.419.894
30.740.166
5,46
gạo
22.393.478
2.729.146
720,53
xăng dầu các loại
21.653.551
8.576.346
152,48
hàng rau quả
19.828.566
17.545.517
13,01
hạt tiêu
16.791.082
14.434.786
16,32
chè
10.859.535
11.014.848
-1,41
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
8.292.928
6.727.198
23,27
sản phẩm mây, tre, cói thảm
6.456.389
4.757.530
35,71
máy móc, tbi, dụng cụ phụ tùng khác
6.386.242
6.370.561
0,25
sản phẩm từ chất dẻo
6.317.706
6.111.279
3,38
cao su
6.203.908
12.898.697
-51,90
sắt thép các loại
6.046.997
2.235.515
170,50
bánh kẹo và các sp từ ngũ cốc
5.571.467
5.421.888
2,76
gỗ và sản phẩm gỗ
3.928.693
4.469.633
-12,10
sản phẩm gốm, sứ
2.173.521
1.804.690
20,44

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Theo nguồn TBKTVN, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nga mấy năm gần đây tăng nhanh hơn xuất khẩu của Nga vào Việt Nam do hàng hóa Nga phải cạnh tranh với nhiều mặt hàng của các nước châu Âu khác. Cơ cấu thương mại giữa Nga và Việt Nam mang tính bổ trợ cho nhau. Nga xuất sang Việt Nam các sản phẩm ngành luyện kim đen, công nghiệp hóa học, máy móc thiết bị, phân bón.

Tham tán thương mại Việt Nam tại Liên Bang Nga cho biết, người dân Nga dang có xu hướng dùng cá và sản phẩm cá trong thực đơn hàng ngày nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản tăng rõ rệt. Năm 2007, mức tiêu thụ bình quân là 12,6 kg thủy sản/người và đến 2012 đạt mức 22 kg/người. Trong 5 năm trở lại đây, nhập khẩu thủy sản của Nga từ Việt Nam có xu hướng giảm. Năm 2012 giảm 73,3% về lượng và giảm 61,2% về trị giá so với năm 2008. Tuy nhiên dung lượng tiêu thụ thủy sản của Nga vẫn dao động khoảng 3,1-3,2 triệu tấn/năm và Việt Nam là một trong 8 nước xuất khẩu chính thủy sản vào thị trường này. Dự báo đến năm 2020, mỗi người dân Nga sẽ tiêu thụ 23,7 kg thủy sản. Nhu cầu tiêu thụ tăng là cơ hội tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần tại đây. Các mặt hàng thủy sản Việt Nam đang xuất khẩu sang Nga gồm cá basa, sản phẩm từ cá basa, tôm đông lạnh và cá khô. Đây là những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh lớn.

Tiềm năng thị trường là vậy, song xuất khẩu vào Nga không dễ dàng vì vấn đề kiểm tra các hàm lượng vi sinh và an toàn  thực phẩm của Nga rất gắt gao. Giữa tháng 8/2013, Cơ quan kiểm dịch động vật Liên bang Nga dã thông báo phát hiện vi khuẩn nguy hiểm có trong các mãu thực phẩm nhập khẩu từ 26 nước vào thị trường này, trong đó có mặt hàng cá ngừ vây vàng của Việt Nam. Trước đó, cũng vì không đảm bảo an toàn thực phẩm mà Nga đã cấm nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong một thời gian. Vì vậy, từ người nuôi cá đến các doanh nghiệp cần kiểm soát sát sao khâu chăn nuôi, chế biến để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cho hàng hóa xuất khẩu.

Nguồn: Vinanet