(Vinanet) Trung Quốc hiện là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2012, tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 41,18 tỉ USD và trong 5 tháng đầu năm 2013 đạt 18,9 tỉ USD (trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc 13,95 tỷ USD; xuất khẩu sang Trung Quốc 4,95 tỷ USD); mục tiêu đạt 60 tỉ USD vào năm 2015.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam, năm 2012 Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc lên tới 16,4 tỷ USD trong khi nhập siêu của cả nền kinh tế chỉ khoảng 780 triệu USD. Những tháng đầu năm tỷ lệ nhập siêu từ thị trường này trung bình khoảng 2 tỷ USD/tháng. Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2013 nhập siêu từ Trung Quốc đã lên tới 8,9 tỷ USD. Các chuyên gia kinh tế đã cảnh báo việc phụ thuộc quá lớn vào một thị trường nhập khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro nếu việc nhập khẩu gặp trục trặc, nhất là trong bối cảnh hiện nay, 85% hàng nhập từ Trung Quốc là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và phục vụ gia công xuất khẩu.
Trong khi Việt Nam xuất khẩu phần lớn là hàng nông lâm thủy sản, dầu thô, than đá..., nhiều mặt hàng trong số này không được khuyến khích xuất khẩu hoặc không chủ động được về giá bán, thì hàng nhập về từ Trung Quốc phần lớn lại là máy móc (chiếm 30%), nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 60%), hàng tiêu dùng. Ví dụ, 5 tháng đầu năm lượng phân bón nhập khẩu của cả nước là 1,41 triệu tấn, thì nhập từ Trung Quốc chiếm tới 40,65%; nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu 331 triệu USD thì nhập từ Trung Quốc chiếm 46,67%.
Trong 5 tháng đầu năm 2013 có 4 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là: Máy móc, thiết bị phụ tùng 2,25 tỷ USD (chiếm 16,1% tổng kim ngạch, tăng 13,44% so cùng kỳ); Điện thoại và linh kiện 2,15 tỷ USD (chiếm 15,4%, tăng 95,15%); Máy vi tính, điện tử 1,79 tỷ USD (chiếm 12,81%, tăng 56,58%); Vải may mặc 1,47 tỷ USD (chiếm 10,55%, tăng 27,45%); sắt thép 1,02 tỷ USD (chiếm 7,33%, tăng 50,72%).
Nhìn chung đa số các loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc 5 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó nhập khẩu đá quí, kim loại quí tăng mạnh nhất 308,7%; tiếp đến Điện thoại các loại và linh kiện (+95,15%); Kim loại thường (+87,91%); Hàng thủy sản (+45,05%). Ngược lại, nhập khẩu dầu mỡ động thực vật và mặt hàng bông giảm mạnh, với mức giảm tương ứng 56,51% và 42,48% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Những nhóm hàng chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2013
ĐVT: USD
|
|
|
% tăng, giảm KN T5/2013 so với T5/2012
|
% tăng, giảm KN 5T/2013 so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
|
|
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hàng điện gia dụng và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguyên phụ liệu dược phẩm
|
|
|
|
|
Sản phẩm từ kim loại thường khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ô tô nguyên chiếc các loại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Linh kiện, phụ tùng xe máy
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng
|
|
|
|
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Về đầu tư, tính đến tháng 5-2013 Trung Quốc có 913 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn khoảng 4,77 tỉ USD, đứng thứ 13 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam.
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương nhận xét: Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo nhập siêu ngày càng lớn từ Trung Quốc khi nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phụ thuộc rất lớn vào nguyên phụ liệu của quốc gia này. Nếu việc nhập khẩu này trục trặc, nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong khi chúng ta hầu như chưa khai thác được gì nhiều để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là hàng hóa có giá trị gia tăng cao vào thị trường này.
Nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn là chúng ta phải nhập vật tư đầu vào cho sản xuất công nghiệp, nguyên phụ liệu cho gia công xuất khẩu và máy móc của các nhà thầu Trung Quốc đang thực hiện dự án tại Việt Nam. Hàng Việt Nam xuất đi thị trường này chưa đa dạng, chủ yếu là nông- lâm- sản giá trị thấp hoặc xuất theo đường biên mậu nên không ổn định.
Giải pháp hạn chế nhập siêu cũng như giảm ảnh hưởng nhập khẩu từ một vài thị trường lớn cần một chiến lược tổng thể và dài hơi. Các đề xuất được đưa ra là phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu và cần có chính sách hợp lý đối với xuất- nhập khẩu qua đường biên mậu để gia tăng hoạt động chính ngạch. Các doanh nghiệp cũng cần có kế hoạch khai phá thị trường mới, tận dụng những lợi thế của những thị trường đã được hưởng ưu đãi thuế quan nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu.