(VINANET)- Tính từ đầu năm cho đến hết tháng 6/2013, Việt Nam đã chi 889,8 triệu USD nhập khẩu mặt hàng dược phẩm, tăng 7,33% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 6/2013, nhập khẩu mặt hàng này là 153,6 triệu USD, giảm 15,52% so với tháng 5/2013.

Pháp – thị trường chính nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của Việt Nam, chiếm 14,4% thị phần, tương đương với 128,9 triệu USD, giảm 2,38% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 6/2013, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường này giảm 38,83% so với tháng 5, tương đương với 17,5 triệu USD.

Đứng thứ hai sau thị trường Pháp là Ấn Độ với kim ngạch 18,1 triệu USD, giảm 19,8% so với tháng 5, tính chung 6 tháng đầu năm 2013, nhập khẩu dược phẩm từ thị trường này là 115,5 triệu USD, tăng 4,89% so với cùng kỳ năm trước.

Kế đến là thị trường Hàn Quốc và Đức với tương ứng 74,2 triệu USD và 70,9 triệu USD.Nếu so với cùng kỳ năm trước, thì nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Hàn Quốc lại giảm nhẹ, giảm 8,82% nhưng lại tăng ở thị trường Đức, tăng 10,95%.

Nhìn chung, nhập khẩu dược phẩm trong tháng 6 đều giảm kim ngạch ở hầu khắp các thị trường, số thị trường tăng kim ngạch chỉ chiếm 28,5%.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm tháng 6, 6 tháng 2013

ĐVT: USD

 
KNNK T6/2013
KNNK 6T/2013
KNNK T5/2013
KNNK 6T/2012
% so sánh +/- KN T6 so T5/2013
% so sánh +/- KN so cùng kỳ
Tổng KNNK
153.667.826
889.820.597
181.908.077
829.033.469
-15,52
7,33
Pháp
17.504.562
128.973.499
28.614.281
132.123.601
-38,83
-2,38
An Độ
18.103.282
115.520.860
22.572.803
110.133.392
-19,80
4,89
Hàn Quốc
9.617.195
74.201.913
15.966.640
81.379.983
-39,77
-8,82
Đức
12.684.116
70.974.515
12.956.875
63.972.308
-2,11
10,95
Thuỵ Sỹ
9.348.072
46.772.696
10.461.671
24.493.415
-10,64
90,96
Italia
7.438.894
43.958.700
11.329.150
41.338.372
-34,34
6,34
Anh
4.718.522
37.462.215
8.131.384
38.723.150
-41,97
-3,26
Bỉ
3.675.257
34.194.474
5.516.947
31.214.452
-33,38
9,55
Ai Len
8.087.026
32.284.052
4.307.858
 
87,73
 
Thái Lan
4.511.802
29.256.025
5.173.134
14.809.658
-12,78
97,55
Hoa Kỳ
6.680.821
28.668.203
4.715.547
30.166.072
41,68
-4,97
Trung Quốc
2.644.454
21.453.108
3.644.161
19.261.532
-27,43
11,38
Oxtrâylia
4.370.458
20.608.191
6.908.340
18.479.403
-36,74
11,52
Thuỵ Điển
4.248.180
17.102.653
4.960.488
16.697.850
-14,36
2,42
Tây Ban Nha
2.623.247
15.378.759
2.646.663
12.660.222
-0,88
21,47
Áo
3.004.885
15.326.352
1.718.597
14.056.607
74,85
9,03
Achentina
2.242.953
12.439.250
2.817.880
11.407.832
-20,40
9,04
Hà Lan
3.125.796
11.526.510
2.007.324
10.327.084
55,72
11,61

Indonesia

1.909.788
10.760.554
2.403.777
8.504.502
-20,55
26,53
Đan Mạch
1.494.105
8.127.145
1.376.523
6.614.934
8,54
22,86
Đài Loan
1.312.520
7.660.550
1.754.888
8.913.406
-25,21
-14,06
Ba Lan
1.504.273
7.619.033
1.232.359
6.887.576
22,06
10,62
Nhật Bản
1.389.373
7.610.384
1.478.143
10.057.016
-6,01
-24,33
Xingapo
1.758.198
6.566.685
1.027.329
6.561.780
71,14
0,07
Malaixia
1.002.316
5.806.195
1.483.118
3.085.077
-32,42
88,20
Canada
1.111.972
4.264.853
1.534.177
4.226.364
-27,52
0,91
Philippin
1.142.057
4.210.671
1.093.849
12.356.401
4,41
-65,92
Nga
206.465
1.487.239
418.365
2.188.057
-50,65
-32,03
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Thị trường dược phẩm Việt Nam được đánh giá sẽ là mảnh đất màu mỡ cho các công ty nước ngoài trong những năm tới. Hiện tại, đối với phân ngành kinh doanh, nhập khẩu, phân phối thuốc, có 3 doanh nghiệp nước ngoài hiện đang chiếm gần 50% thị phần thuốc toàn quốc là: Zuellig Pharma (Singapore), Diethelm (Thuỵ Sỹ), Mega Product (Thái Lan).

Nếu như năm 2009, tổng trị giá tiền thuốc sử dụng của Việt Nam theo thống kê từ Bộ Y tế là 1,696 tỷ USD, tiền thuốc bình quân đầu người là 19,77 USD thì dự báo năm 2014, tiền thuốc bình quân đầu người sẽ tăng lên 33,8 USD/người. Và thị trường dược phẩm Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 17-19%/năm. Kim ngạch nhập khẩu thuốc của Việt Nam theo một nghiên cứu của BMI sẽ vượt 1,37 tỷ USD vào năm 2013.

Nguồn Haiquan cho biết, từ 01/01/2014, thuốc chữa bệnh nhập khẩu phi mậu dịch không quá 100 USD/lần. Đó là một trong những quy định tại Quyết định số 42/2013/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý thuốc dùng cho người theo đường xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch và sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về việc nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 151/2007/QĐ-TTg ngày 12/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Quyết định, thuốc xuất khẩu, nhập khẩu theo đường phi mậu dịch gồm: quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hành lý cá nhân của người xuất cảnh, nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người của người nhập cảnh.

Thuốc xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu để sử dụng cho bản thân, gia đình hoặc cho các cá nhân làm việc tại tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu thuốc phi mậu dịch nêu trên.

Định mức thuốc được quy định cụ thể với 3 loại:

- Số lượng thuốc thành phẩm gây nghiện mang theo người khi xuất cảnh, nhập cảnh không được quá số lượng ghi trong đơn của thầy thuốc kèm theo và không vượt quá số lượng chỉ định dùng trong 07 ngày.

- Số lượng các thuốc thành phẩm hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu theo đường phi mậu dịch không được quá số lượng ghi trong đơn của thầy thuốc kèm theo và không vượt quá số lượng chỉ định dùng trong 10 ngày.

- Các thuốc thành phẩm khác được phép xuất khẩu theo đường phi mậu dịch không hạn chế định mức và số lần gửi hoặc mang theo người ra nước ngoài; được phép nhập khẩu theo đường phi mậu dịch nhưng tổng giá trị thuốc nhập khẩu không quá giá trị tương đương 100 USD/lần, số lần nhận thuốc tối đa không quá 03 lần trong 1 năm cho một cá nhân, tổ chức.

Trường hợp xuất nhập khẩu thuốc phi mậu dịch với số lượng vượt quá định mức nêu trên thì phải có giấy phép xuất nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quyết định cũng quy định các loại thuốc cấm xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch là: các loại nguyên liệu làm thuốc và các loại thuốc thành phẩm có chứa hoạt chất trong Danh mục hoạt chất cấm xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Y tế ban hành.

Quyết định số 42/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014.

 

Nguồn: Vinanet