(VINANET) -Mặc dù trong 5 tháng đầu năm ngành chăn nuôi gặp khó khăn, nhưng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vẫn tăng mạnh. Theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ, 6 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu trên 1,4 tỷ USD mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 40,14% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 6/2013, nhập khẩu mặt hàng này là 287,1 triệu USD, giảm 4,2% so với tháng liền kề trước đó.

Các thị trường chính Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu là Achentina, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Italia, Thái Lan, Trung Quốc… trong đó Achentina là thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam, với kim ngạch 351,9 triệu USD, chiếm 23,5% tổng kim ngạch, tăng 61,30% so với cùng kỳ.

Kế đến là thị trường Ấn Độ 247,4 triệu USD, tăng 36,08% so với cùng kỳ…

Nhìn chung, nửa đầu năm nay, nhập khẩu thức ăn gia súc từ các thị trường chính đều tăng trưởng về kim ngạch, tăng trưởng mạnh nhất là thị trường Canada, tăng 1602,56% với kim ngạch 6,6 triệu USD.

Thống kê thị trường nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 6 tháng 2013

ĐVT: USD
Thị trường
KNNK 6T/2013
KNNK 6T/2012
% so sánh
Tổng KN
1.495.367.079
1.067.046.407
40,14
Achentina
351.900.800
218.167.043
61,30
Ấn độ
247.400.475
181.811.171
36,08
Hoa Kỳ
228.739.835
129.345.138
76,84
Italia
110.755.131
64.050.384
72,92
Thái Lan
87.580.347
37.558.931
133,18
Trung Quốc
76.550.097
66.878.677
14,46

Indonesia

36.330.464
26.333.931
37,96
Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất
35.493.886
28.887.249
22,87
Đài Loan
27.074.199
20.804.778
30,13
Philipin
21.446.427
9.297.437
130,67
Oxtrâylia
15.992.297
4.629.952
245,41
Hàn Quốc
13.814.111
13.753.767
0,44
Malaixia
13.649.709
11.014.726
23,92
Tây Ban Nha
12.289.158
7.837.959
56,79
Pháp
8.844.767
10.615.741
-16,68
HàLan
7.988.876
6.090.434
31,17
Xingapo
7.445.298
10.830.516
-31,26

Canada

6.600.522
387.683
1,602,56
Anh
2.726.383
3.086.521
-11,67
Bỉ
2.518.488
2.877.529
-12,48
Đức
2.032.015
1.860.033
9,25
Áo
1.496.120
1.727.214
-13,38
Chilê
1.474.671
2.808.141
-47,49
Nhật Bản
1.019.611
1.238.518
-17,67
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng, nhưng theo các doanh nghiệp, đa số nhập khẩu nhóm hàng này thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo TBKTSG Online, lý giải về việc ngành chăn nuôi khó khăn nhưng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vẫn tăng đến gần 50% so với cùng kỳ, các chuyên gia trong ngành cho rằng, ngành chăn nuôi trong nước đang suy giảm ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nhưng đây lại là cơ hội để các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đẩy mạnh phát triển để giành thêm thị phần.

Lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu với số lượng lớn tập trung vào các doanh nghiệp FDI với quy mô nuôi công nghiệp. Ngoài ra, các công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng cường nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ công ty mẹ để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản xuất trong 6 tháng đầu năm cũng là nguyên nhân khiến nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh.

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Lái Thiêu, Bình Dương cho biết, lượng thức ăn chăn nuôi của công ty ông tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm nay đã giảm gần 50% so với cùng kỳ. Chúng tôi đang tập trung thu hồi những khoản nợ cũ nên không ưu tiên cho sản xuất. Sức mua cũng giảm mạnh do nhiều hộ nông dân ở Đông Nam bộ ngưng việc tái đàn. Với tình hình khó khăn như hiện tại, khó có doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có để đạt được mức tăng trưởng trong bối cảnh này. Vì vậy, việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cũng như nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng ở các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi là điều khó có thể xảy ra.

Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm tỉnh Đồng Nai, cũng cho rằng trong ngành chăn nuôi, quy luật thị trường đang bắt đầu sàng lọc những doanh nghiệp yếu kém về kinh nghiệm cũng như khả năng tài chính. Những doanh nghiệp này có thể bị phá sản và quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ cũng khó có thể tồn tại trong thời gian tới. Đây là thách thức cũng như cơ hội cho ngành chăn nuôi vượt qua khó khăn cũng như có thể tiến đến chăn nuôi theo quy mô công nghiệp nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh cũng như giá thành chăn nuôi.

Nguồn: Vinanet