(VINANET) – Kết thúc năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu 524,8 triệu USD hàng rau quả, tăng 29,26% so với năm 2013.

Việt Nam nhập khẩu hàng rau quả từ 11 thị trường trên thế giới, trong đó chủ yếu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 29,8% thị phần, tương đương với 156,4 triệu USD, tuy nhiên so với năm 2013, nhập khẩu mặt hàng rau quả từ thị trường Trung Quốc lại giảm nhẹ, giảm 0,85%.

Tính riêng tháng 12/2014, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 20,6 triệu USD hàng rau quả, chiếm 46,8% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng tháng 12/2014. Trong tháng cuối năm 2014, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu các mặt hàng như gừng củ tươi, khoai tây, cà rốt, bắp cải, nấm… trong đó khoai tây là chủng loại được nhập về nhiều hơn cả, với đơn giá trung bình khoảng 0,08 USD/kg, DAP tại cửa khẩu Lào Cai.

Tham khảo một số chủng loại rau quả nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong tháng 12/2014

(Nguồn số liệu: TCHQ)

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Gừng củ tư­ơi do TQSX

kg
0,08
Cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)
DAP

Khoai sọ củ tư­ơi do TQSX

kg
0,08
Cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)
DAP

Khoai tây củ thư­ơng phẩm TQSX

kg
0,08
Cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)
DAP

Rau bắp cải t­ươi do TQSX

kg
0,08
Cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)
DAP

Rau cải thảo t­ươi ( TQSX )

kg
0,10
Cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)
DAP

Gừng củ t­ươi (TQSX)

kg
0,12
Cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)
DAP

Lựu quả t­ươi do TQSX

kg
0,16
Cửa khẩu Lào Cai (Lào Cai)
DAP

Rau súp lơ (Hoa lơ xanh, ­ớp đá). Hàng trung quốc sản xuất. Mới 100%

kg
0,16
Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn)
DAF

Quả đào khô, đã tẩm ướp gia vị .

kg
0,40
Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)
DAF

Nấm kim châm t­ươi

kg
0,50
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Hat dẻ c­ời ( quả hồ trăn ) đã đ­ược tẩm ­ớp gia vị.

kg
0,60
Cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn)
DAF

Nấm Đùi Gà Tư­ơi. Được bảo quản bằng ph­ơng pháp làm lạnh

kg
0,60
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Nấm hải sản tư­ơi, bảo quản bằng ph­ương pháp làm lạnh

kg
0,60
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Nấm Đông Cô tư­ơi. Được bảo quản bằng ph­ơng pháp làm lạnh

kg
0,80
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Cà rốt củ tư­ơi

tấn
120,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Hành củ khô

tấn
120,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Hành tây củ

tấn
120,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Đỗ xanh hạt

tấn
160,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF
Cam quả t­ươi
tấn
160,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

D­a vàng quả tư­ơi

tấn
160,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Hồng quả t­ươi

tấn
160,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Khoai môn củ

tấn
160,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Mã thầy củ tư­ơi

tấn
160,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Quýt quả t­ươi

tấn
160,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Củ gừng loại II (Loại t­ơi, không làm giống)

tấn
170,00
Cảng Cát Lái (HCM)
C&F

Lê quả t­ươi

tấn
177,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF
Táo quả t­ơi
tấn
177,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Tỏi củ khô

tấn
250,00
Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn)
DAF

Thị trường chiếm thị phần lớn thứ hai là Thái Lan, đạt 142,9 triệu USD, tăng 53,29%; Hoa Kỳ đạt 64,8 triệu USD, tăng 14,15%; Australia đạt 29,1 triệu USD, tăng 20,55%...

Đối với thị trường Australia, theo trang ABC của Australia, nhà chức trách Việt Nam đã thực hiện việc cấm nhập khẩu hoa quả từ nước này kể từ ngày 1/1/2015. Việt Nam đã không cấp phép nhập khẩu cho hoa quả và rau Australia từ thời điểm bước sang năm 2015 với lý do lo ngại ruồi giấm. Hiện không một sản phẩm hoa quả và rau nào của Australia được giao dịch với Việt Nam, theo ABC.

Năm 2014, xuất khẩu nông sản vườn của Australia sang Việt Nam đạt kim ngạch 40 triệu USD, trong đó riêng mặt hàng nho chiếm 32 triệu USD.

Theo bà Michelle Christoe, một quan chức Hiệp hội Các nhà xuất khẩu nông sản vườn Australia, nho sẽ là mặt hàng chịu tác động nặng nề nhất từ lệnh cấm nhập của Việt Nam. ABC cho biết, Việt Nam đã bày tỏ quan ngại đặc biệt đối với loài ruồi giấm Địa Trung Hải. Loại ruổi này có mặt nhiều ở khu vực miền Tây Australia hơn là ở các bang miền Đông.

Nhìn chung, năm 2014, nhập khẩu mặt hàng rau quả đều tăng trưởng ở khắp các thị trường, số thị trường có tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 26%, trong đó nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ giảm mạnh nhất, giảm 25,52%, tương đương với 4,7 triệu USD.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu rau quả năm 2014 – ĐVT: %

(Nguồn số liệu: TCHQ)

NG.Hương
Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet