(Vinanet) Xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản đang ngày càng khó khăn do những rào cản về kỹ thuật và yêu cầu chất lượng ở mức cao; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật 6 tháng đầu năm bị sụt giảm 3,15% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 10,24% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Trong đó, riêng tháng 6 xuất sang Nhật đạt 1,03 tỷ USD, giảm 8,21% so với cùng tháng năm ngoái.

Dầu thô và dệt may là 2 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Trong đó, dầu thô đạt 1,08 tỷ USD, chiếm 17,09% tổng kim ngạch, giảm 26,52% so cùng kỳ; Hàng dệt may đạt 1,03 tỷ USD, chiếm 16,31%, tăng 16,53%.

Đáng chú ý là xuất khẩu các sản phẩm nông, thủy sản vào Nhật Bản 6 tháng đầu năm có xu hướng giảm. Thậm chí, một số mặt hàng được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển cũng chưa tận dụng được lợi thế tại thị trường này. Cụ thể là: Sắn và sản phẩm từ sắn giảm mạnh 70,95%, chỉ đạt 756.818 USD; xuất khẩu thủy sản sang Nhật bị giảm 4,29% so cùng kỳ, chỉ đạt 480,92 triệu USD; Cà phê giảm 8,39%, đạt 93,67triệu USD; Cao su giảm 23,15%, đạt 12,15 triệu USD.

Nguyên nhân do các rào cản kỹ thuật, yêu cầu chất lượng của Nhật Bản ở mức cao. Việc đồng Yen giảm giá gần 20% trong vòng 6 tháng qua cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào Nhật đã phải đàm phán lại với nhà nhập khẩu về mức giá hoặc phải giảm đơn hàng xuất khẩu nhằm giảm bớt thiệt hại do chênh lệch giá. 

VASEP cho biết hiện thị trường Nhật Bản là thị trường đơn lẻ lớn nhất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, Nhật Bản chiếm tỷ trọng bình quân 26% giá trị XK thủy sản của Việt Nam, là nguồn tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam. Đây cũng là thị trường nhập khẩu mực bạch tuộc lớn thứ 2 và đứng thứ 3 về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam. Năm 2012, Việt Nam chiếm 9% thị phần tại thị trường thủy sản Nhật Bản.

Tuy nhiên, trước khó khăn chung của thị trường thế giới và những rào cản tại thị trường Nhật Bản, từ cuối năm 2012 đến nay, XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này có xu hướng giảm. 6 tháng đầu năm 2013, XK thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản giảm 4,29% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó 2 mặt hàng chính là cá ngừ và mực bạch tuộc giảm mạnh. XK tôm mặc dù đang có dấu hiệu phục hồi trong vài tháng gần đây nhưng chưa phải là tín hiệu tích cực trước những khó khăn về giá thành sản xuất cao do tôm bị dịch bệnh, chi phí thức ăn và thuốc thú y, giá nhiên liệu tăng cao.

Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Nhật 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

 

 

 

Mặt hàng

 

 

T6/2013

 

 

6T/2013

KN T6/2013 so T6/2012 (%)

KN 6T/2013 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

1.030.167.522

6.300.174.649

-8,21

-3,15

Dầu thô

149.081.370

1.076.414.819

-31,61

-26,52

Hàng dệt may

164.063.311

1.027.575.940

+5,42

+16,53

Phương tiện vận tải và phụ tùng

152.108.602

859.208.224

+4,34

+2,99

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

94.757.365

575.107.138

-10,96

-4,40

Hàng thuỷ sản

94.270.541

480.922.151

-2,34

-4,29

Gỗ và sản phẩm gỗ

62.309.919

367.375.398

+22,22

+18,70

sản phẩm từ chất dẻo

33.042.390

196.616.111

+8,10

+15,96

Giày dép các loại

30465395

183861622

-5,97

+15,62

Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

21461246

145933026

-24,96

-12,64

Túi xách, ví, va li, mũ ô dù

18500655

111575852

+19,97

+30,05

Hoá chất

20244862

105254801

+57,29

+47,32

Cà phê

14527541

93.668.578

-15,01

-8,39

Dây điện và dây cáp điện

14145804

90531999

-21,07

+1,76

Than đá

11470162

81513715

-46,74

-11,85

sản phẩm từ sắt thép

14305481

77258220

+20,69

+8,84

sản phẩm hoá chất

8898721

57164807

-24,34

-19,88

Kim loại thường và sản phẩm

5984856

48055986

-12,05

+17,95

Sản phẩm gốm sứ

5844399

35983914

+0,41

+8,22

Gíây và các sản phẩm từ giấy

5884983

34599352

-2,21

-9,37

Thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh

1053056

34465193

-76,64

+46,37

Hàng rau quả

5838882

31680131

+20,71

+26,31

sản phẩm từ cao su

5372645

28687028

-6,32

-0,33

Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

3513441

19611175

+15,31

+10,56

Sản phẩm mây, tre, cói thảm

2972202

17432355

+0,55

-3,66

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

2777299

15561007

-75,38

-59,77

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

3084854

14525619

+3,30

+12,52

Xơ sợi dệt các loại

1481340

14169350

-35,91

+19,72

Cao su

2176875

12146588

-19,30

-23,15

Quặng và khoáng sản khác

3001808

10234261

-27,79

-40,70

Hạt tiêu

1223279

8235120

+75,26

+18,45

Chất dẻo nguyên liệu

960751

7148803

-38,60

-15,90

Điện thoại các loại và linh kiện

1433565

6613273

-83,95

-87,57

Hạt điều

1331050

4481611

+69,36

+11,83

sắt thép các loại

148092

2583193

-65,96

-17,48

Sắn và sản phẩm từ sắn

82297

756818

-94,17

-70,95

Những điều cần chú ý khi xuất khẩu nông sản sang Nhật: Năm 2013, các biện pháp an toàn thực phẩm áp dụng từ trước đến nay càng được thắt chặt. Từ những thông tin số vụ ngộ độc thực phẩm ở nước ngoài ngày càng nhiều, phát hiện nhiều sinh vật gây bệnh từ thực phẩm, Nhật Bản càng tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra giám sát các vi sinh vật gây bệnh như Enterohemorrhagic, Escherichia coli, Samonella và Listeria monocytogenes. Đối với nước XK, Nhật Bản sẽ yêu cầu đẩy mạnh các biện pháp an toàn trong khâu sản xuất, chế biến, trường hợp cần thiết sẽ tiến hành kiểm tra thực địa.

Ông Hiroaki Ogami - Chuyên gia Công ty kiểm tra thực phẩm đông lạnh Nhật Bản (JIFFC) cho biết theo thể chế giám sát thực phẩm nhập khẩu và quy trình nhập khẩu của Nhật Bản, việc kiểm tra thực phẩm nhập khẩu được phân thành hai loại: lệnh kiểm tra và kiểm tra giám sát.

Cụ thể, lệnh kiểm tra sẽ được thực hiện đối với thực phẩm nhập khẩu từ các nước mà xuất phát từ lý do thực tình của nước đó, đặc tính thực phẩm, phát hiện không phù hợp luật vệ sinh của thực phẩm đồng chủng loại, bị nghi ngờ nhiều khả năng không phù hợp với luật vệ sinh thực phẩm sẽ bị thực hiện kiểm tra bởi Bộ Lao động và Y tế hay cơ quan đăng ký kiểm tra theo lệnh kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Lao động và Y tế, với các chi phí do DN nhập khẩu chịu.

Hình thức kiểm tra giám sát dựa trên kế hoạch hàng năm được hoạch định trên mức độ nguy cơ phát sinh cho từng loại thực phẩm, gồm số lượng nhập khẩu, số vụ nhập khẩu, tỷ lệ vi phạm… Đây là chế độ nhằm mục đích xây dựng một thể chế kiểm tra khi nhập khẩu, giám sát rộng rãi đối với thực phẩm nhập khẩu. Tăng cường kiểm tra trong trường hợp phát hiện vi phạm, nếu cần, một chính sách quan trọng cùng với chế độ lệnh kiểm tra, để bảo đảm tính an toàn của thực phẩm nhập khẩu.

Kiểm tra giám sát là tiến hành kiểm tra theo kế hoạch dựa trên tư duy xác xuất học dự tính mức độ nguy cơ phát sinh với mỗi loại thực phẩm nhập khẩu, số lượng nhập khẩu, tỷ lệ phát hiện, nhằm nắm bắt được thực trạng vệ sinh an toàn của thực phẩm nhập khẩu.

 

Nguồn: Vinanet