(VINANET) Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 11/2014 đạt 108,5 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng 10/2014; nâng tổng kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2014 lên 1,36 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2013.

Những thị trường tiêu thụ chủ yếu nhóm hàng rau quả của Việt Nam gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc ... Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam, 11 tháng xuất khẩu sang thị trường này đạt 358,58 triệu USD, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đứng thứ hai là sang thị trường Nhật Bản đạt 68,46 triệu USD, tăng 21,2%, chiếm 5%. Thị trường Hoa Kỳ đứng thứ 3 về kim ngạch với 54,56 triệu USD, chiếm 4%, tăng 16,2% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, trong 11 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang hầu hết các thị trường đều đạt mức tăng trưởng về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; đáng chú ý là xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, tuy kim ngạch chỉ đạt 14,12 triệu USD nhưng so với cùng kỳ lại tăng tới 160,4%. Ngoài ra, một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: UAE tăng 110,1%; Hàn Quốc tăng 105,3%; Hà Lan tăng 60,6%.

Thị trường U.A.E đang được đánh giá là thị trường tiềm năng đối với rau quả Việt Nam, 11 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang UAE đạt trên 12,98 triệu USD, tăng mạnh trên 110%, trong đó chủ yếu là mặt hàng cơm dừa sấy khô; còn hàng rau quả tươi hầu như chưa có mặt tại thị trường này. Tại các chợ đầu mối, siêu thị của UAE, sản phẩm rau quả tươi hầu hết là của các nước như Philipin, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc. Với việc 2 hãng hàng không Emirates và Etihad đã mở đường bay trực tiếp tới Việt Nam (phục vụ chuyên chở hàng khách, và hàng cargo), bên cạnh thực tế các loại rau gia vị, rau tươi, quả tươi của Việt Nam đều có thể bán tại thị trường U.A.E; các doanh nghiệp kinh doanh rau tươi, quả tươi Việt Nam cần những bước tiếp cận ngay với thị trường đầy tiềm năng này.

Trước tình hình trên, các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng thương mại khả quan đối với các sản phẩm rau quả tươi tại khu vực Ả Rập, đặc biệt là Dubai, nơi đã được biết đến như là trung tâm thương mại cho mặt hàng này của khu vực. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành hàng này bắt nguồn từ một số yếu tố chính như nhu cầu cao đối với sản phẩm rau quả tươi, sạch; sự đa dạng của các nền văn hóa, dân tộc và sự tăng nhanh dân số tại các nước trong khu vực. Các nhà xuất khẩu rau quả tươi quốc tế đã thấy được triển vọng phát triển của ngành hàng này, sự cần thiết phải có các chuỗi cung ứng hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu của thị trường. Họ đã coi khu vực Ả Rập là trung tâm với nhiều cơ hội tiềm năng cho hoạt động kinh doanh.

Số liệu của TCHQ về xuất khẩu hàng rau quả 11 tháng đầu 2014.ĐVT: USD

Thị trường

11T/2014

11T/2013

11T/2014 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

1.356.865.405

967.252.815

+40,3

Trung Quốc

358.585.580

267.987.780

+33,8

Nhật Bản

68.469.706

56.503.045

+21,2

Hoa Kỳ

54.560.653

46.942.736

+16,2

Hàn Quốc

53.690.542

26.150.312

+105,3

Hà Lan

35.988.897

22.402.115

+60,6

Nga

34.378.797

28.839.172

+19,2

Đài Loan

31.767.094

23.254.765

+36,6

Thái Lan

28.190.376

28.725.937

-1,9

Malaysia

27.957.969

26.822.829

+4,2

Singapore

23.661.993

21.661.519

+9,2

Australia

16.104.601

15.402.959

+4,6

Canada

14.965.549

13.387.724

+11,8

Indonesia

14.184.948

17.810.922

-20,4

Hồng Kông

14.117.543

5.421.143

+160,4

UAE

12.983.029

6.180.666

+110,1

Pháp

9.584.679

7.047.115

+36,0

Đức

8.483.250

9.378.860

-9,5

Lào

8.305.240

7.704.492

+7,8

Italy

4.956.522

5.420.657

-8,6

Anh

4.521.319

3.540.593

+27,7

Cô Oét

2.671.900

2.565.239

+4,2

Campuchia

1.937.986

5.254.997

-63,1

Ucraina

1.513.724

1.323.716

+14,4

 Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet