Ngành dệt may, da giày của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu liên tục tăng dần theo từng tháng, tháng 5/2013 nhập khẩu tiếp tục tăng 18,55% so với tháng 4 và cũng tăng 33,53% so với tháng 5 năm ngoái, đạt mức 391,07 triệu USD; tính chung cả 5 tháng đầu năm 2013, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu dệt may, da giày đạt trị giá 1,46 tỷ USD, chiếm 2,81% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước, tăng 17,92% so với 5 tháng đầu năm 2012.
Trung Quốc đứng đầu trong các nhà cung cấp nguyên liệu dệt may, da giày cho Việt Nam. Riêng tháng 5, nhập khẩu từ thị trường này trị giá 128,65 triệu USD (tăng 15,83% so với tháng 4/2013 và tăng 52,4% so với T5/2012); tổng kim ngạch nhập khẩu 5 tháng đạt 467,76 triệu USD, chiếm 32,12% trong tổng kim ngạch nhóm hàng này của cả nước, tăng 15,76% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 2 cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam, với trị giá 268,05 triệu USD, chiếm 18,41%, tăng 18,53% so với cùng kỳ; trong đó riêng tháng 5 kim ngạch đạt 72,01 triệu USD (tăng 17,58% so với T4/2013 và tăng 49,18% so với T5/2012). Tiếp sau đó là thị trường Đài Loan 173,12 triệu USD, chiếm 11,89%, tăng nhẹ 4,72%; riêng tháng 5 đạt 45,9 triệu USD (tăng 16,72% so T4/2013 và tăng 14,82% so T5/2012).
Ngoài ra, còn một số thị trường cũng đạt kim ngạch lớn từ 10 triệu USD- 100 triệu USD như: Hồng Kông 93,51 triệu USD, Nhật Bản 76,93 triệu USD, Hoa Kỳ 68,83 triệu USD, Thái Lan 55,4 triệu USD, Italia 46,4 triệu USD, Ấn Độ 31,53 triệu USD, Braxin 27,73 triệu USD, Indonesia 20,46 triệu USD, Achentina 15,32 triệu USD, NewZealand 13,7 triệu USD, Đức 12,35 triệu USD.
Xét về mức độ tăng trưởng kim ngạch so với 5 tháng đầu năm ngoái, thì nhập khẩu nguyên liệu liệu dệt may, da giày từ hầu hết các thị trường đều tăng về kim ngạch; trong đó nhập khẩu từ NewZealand và Pháp đạt mức tăng trưởng mạnh nhất với mức tăng lần lượt là 178,35% và 149,49% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, vẫn có 4 thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước đó là Canada (-46,36%), Ba Lan (-36,66%), Singapore (-22,1%) và Anh (-5%).
Tính riêng trong tháng 5, đáng chú ý nhất là kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Áo, đạt mức tăng trưởng rất mạnh tới 1.086% so với tháng trước đó, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 621.051 USD. Bên cạnh đó là 2 thị trường cũng đạt mức tăng mạnh trên 100% về kim ngạch so với tháng trước là Anh (+168,39%) và Pháp (+147,5%).
Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày 5 tháng đầu năm 2013
|
|
|
% thay đổi KN T5/2013 so với T4/2013
|
% thay đổi KN T5/2013 so với T5/2012
|
% thay đổi 5T/2013 so với cùng kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Lefaso)