Sáu tháng đầu năm 2013, tổng giá trị NK thủy sản của cả nước đạt 283,3 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Một trong những nguyên nhân lớn nhất là do nguồn nguyên liệu cá ngừ trong nước 6 tháng đầu năm nay tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cuối năm 2011, nghề câu cá ngừ đại dương bằng đèn xuất hiện với chi phí chỉ bằng 1/2 so với nghề câu vàng truyền thống nhưng sản lượng lại gấp đôi. Từ năm 2012 đến nay, nhiều tàu khai thác cá ngừ đại dương ồ ạt chuyển sang câu đèn. Theo thống kê của Hiệp hội Cá ngừ Việt Nam, năm ngoái, sản lượng khai thác cá ngừ đạt 22.000 tấn và dự kiến năm nay có thể tăng lên 25.000 tấn. Tuy nhiên, chỉ có 25% sản lượng được xuất tươi, còn lại phải qua chế biến, đóng hộp nên giá trị XK giảm.


Hiện nay, Việt Nam NK chủ yếu cá biển các loại (cá hồi, cá thu, cá hố, cá tuyết...) chiếm đến 44,2% tổng giá trị NK, tiếp đến cá ngừ và tôm đều chiếm 23,4%, mực và bạch tuộc chiếm 4,9%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ chiếm 2%, còn lại là hải sản khác.

Nửa đầu năm nay, Việt Nam NK nguyên liệu từ 68 nguồn cung cấp trên thế giới, trong đó NK nhiều nhất từ Đài Loan, chiếm 11,8% tổng giá trị NK với mặt hàng chủ yếu là cá ngừ vây vàng, cá ngừ vằn và cá thu. Tiếp đến là Ấn Độ - nguồn cung cấp chính tôm sú, tôm chân trắng, mực, bạch tuộc và một số loài cá biển. Nhật Bản đứng thứ 3, chủ yếu cung cấp cá ngừ, cá hồi, cá saba, trong đó có một phần nhỏ là hàng trả về của Việt Nam.

(Vasep)