(VINANET) Trong những năm gần đây, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc luôn ở mức cao. Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trung bình khoảng 800 triệu USD/năm, nhưng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng khoảng 3-3,5 tỉ USD/năm. Trong 9 tháng năm 2014, Việt Nam tiếp tục nhập siêu từ thị trường này đến 20,18 tỉ USD, trung bình nhập siêu 2,24 tỉ USD/tháng (9 tháng nhập khẩu từ Trung Quốc 31,27 tỷ USD, xuất khẩu trên 11,09 tỷ USD)

9 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tăng 16,93% so với cùng kỳ, trị giá 31,27 tỷ USD. Trong số 7 nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, chỉ có mặt hàng máy tính linh kiện điện tử giảm 0,38% so với cùng kỳ, còn những nhóm hàng khác đều tăng khá cao. Trong đó máy móc, phụ tùng là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường này, với trên 5,69 tỷ USD, chiếm 18,21% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, tăng 26,47% so cùng kỳ; điện thoại và linh kiện đứng thứ 2 về kim ngạch với 4,48 tỷ USD, chiếm 14,34%, tăng 3,53%; tiếp đến vải may mặc 3,39 tỷ USD, chiếm 10,84%, tăng 21,93%; máy vi tính, điện tử 3,29 tỷ USD, chiếm 10,5%, giảm nhẹ 0,38%; sắt thép 2,49 tỷ USD, chiếm 7,97%, tăng trên 37%; xăng dầu 1,16 tỷ USD, chiếm 3,71%, tăng 29,59%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày 1,14 tỷ USD, chiếm 3,65%, tăng 28,41%.

Trung Quốc là một trong những nước mà Việt Nam nhập siêu lớn nhất, xu hướng nhập siêu tăng mạnh và còn lệ thuộc nhiều. Nguyên nhân do cấu trúc kinh tế của ta vẫn còn lạc hậu; sản xuất trong nước ngày càng tăng, trong khi ngành công nghiệp phụ trợ còn hạn chế. Việc phụ thuộc vào Trung Quốc về các yếu tố đầu vào cho sản xuất của nhiều ngành dự báo sẽ ngày càng lớn nếu như Việt Nam không có giải pháp hữu hiệu.

Nguyên nhân nữa là do giá hàng Trung Quốc thường rẻ so với các quốc gia khác, thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với hàng hóa sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, hai nước có chung đường biên giới dài, tại các vùng biên giới xuất nhập khẩu tiểu ngạch phát triển, người dân qua lại mua bán thuận tiện, mua bán bằng tiền của cả hai nước, mặt hàng phong phú, đa dạng, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.

Các doanh nghiệp Trung Quốc thường dùng thủ thuật tiếp thị, bỏ thầu giá thấp các công trình tổng thầu rồi dây dưa kéo dài để điều chỉnh giá, vốn đầu tư và cung cấp các thiết bị không đúng yêu cầu. Trung Quốc luôn có chiến lược khoa học, mục tiêu rõ ràng và tổ chức bài bản chặt chẽ trong quan hệ thương mại với các đối tác.

Để giảm nhập siêu và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong thời gian tới, Việt Nam cần phải đẩy mạnh hơn nữa tự do thương mại quốc tế nhằm thoát khỏi quỹ đạo sử dụng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, thông qua các hiệp định, như: Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - EU, TPP….

Bên cạnh đó, cần phải nội địa hóa nguyên liệu đầu vào để tăng cường quản lý chuỗi cung ứng của mình và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc. Cần phải nghiên cứu phát triển sản xuất trong nước, tập trung vào mặt hàng Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động được. Phát triển công nghiệp phụ trợ và tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu, hạn chế nhập siêu.

Giải pháp tiếp theo là cần tái cấu trúc ngành sản xuất, bắt buộc sản xuất trong nước phải thay đổi để phát triển đa dạng các thị trường; thay đổi tổ chức sản xuất và tổ chức thương mại trong nước. Cơ hội để thu hút các nước khác đặc biệt là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và EU vào Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam tham gia vào mạng sản xuất, mạng phân phối khu vực và quốc tế, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu với Trung Quốc cần luôn chú trọng, đặc biệt là vấn đề truy xuất xuất xứ hàng hóa, cấm xuất khẩu tài nguyên khoáng sản, hạn chế xuất nguyên liệu thô. Xây dựng tiêu chuẩn và hàng rào thương mại, môi trường phù hợp với qui định của của tổ chức thương mại thế giới để kiểm soát hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Về lâu dài, cần tiếp tục thúc đấy xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trên cơ sở khai thác lợi thế của Việt Nam. Khuyến khích xuất khẩu chính ngạch và hàng hóa chế biến sâu, giá trị gia tăng cao. Tích cực khai thác và tận dụng các lợi ích từ thị trường Trung Quốc. Đặc biệt khi xây dựng các chính sách kinh tế, thương mại phải hạn chế các nguy cơ bị lợi dụng từ phía Trung Quốc.

Số liệu Hải quan nhập khẩu từ Trung Quốc 9 tháng năm 2014. ĐVT: USD

Mặt hàng

9T/2014

9T/2013

9T/2014 so cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

       31.269.828.965

       26.743.018.729

+16,93

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

         5.694.144.986

         4.502.242.430

+26,47

Điện thoại các loại và linh kiện

         4.484.740.511

         4.331.912.292

+3,53

Vải các loại

        3.388.323.333

         2.779.007.335

+21,93

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

         3.285.711.852

         3.298.306.073

-0,38

Sắt thép các loại

         2.493.362.213

         1.819.433.588

+37,04

Xăng dầu các loại

         1.159.452.135

            894.706.755

+29,59

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

         1.139.979.997

            887.784.370

+28,41

Hóa chất

            727.534.957

            601.199.051

+21,01

Sản phẩm từ sắt thép

            681.501.585

            595.053.605

+14,53

Sản phẩm từ chất dẻo

            613.519.157

            494.678.479

+24,02

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

            505.384.229

            562.697.799

-10,19

Phân bón các loại

            481.150.740

            587.895.095

-18,16

Sản phẩm hóa chất

            466.624.418

            394.696.898

+18,22

Xơ, sợi dệt các loại

            413.471.590

            334.454.556

+23,63

Kim loại thường khác

            396.288.326

            403.615.404

-1,82

Chất dẻo nguyên liệu

            386.217.692

            316.145.717

+22,16

Ô tô nguyên chiếc các loại

            327.890.972

            101.024.665

+224,57

Dây điện và dây cáp điện

            307.968.293

            261.129.498

+17,94

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

            301.864.170

            275.101.685

+9,73

Khí đốt hóa lỏng

            251.512.121

            234.158.426

+7,41

Linh kiện, phụ tùng ô tô

            235.256.538

            152.601.380

+54,16

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

            228.565.389

            107.486.163

+112,65

Gỗ và sản phẩm gỗ

            170.218.745

            140.003.782

+21,58

Hàng điện gia dụng và linh kiện

            166.566.251

            143.395.710

+16,16

Giấy các loại

            157.198.643

            104.575.856

+50,32

Nguyên phụ liệu dược phẩm

            150.679.186

            111.928.930

+34,62

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

            150.090.156

 

*

Sản phẩm từ giấy

            130.938.537

            113.944.077

+14,91

Sản phẩm từ kim loại thường khác

            119.809.745

            100.275.243

+19,48

Sản phẩm từ cao su

            119.285.275

              99.088.122

+20,38

Hàng rau quả

              99.986.524

            108.876.406

-8,17

Than đá

              92.505.529

 

*

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

              65.271.977

              92.331.650

-29,31

Quặng và khoáng sản khác

              55.230.548

              73.760.294

-25,12

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

              48.044.327

              23.913.997

+100,90

Dược phẩm

              41.775.425

              32.197.337

+29,75

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

              38.267.296

              20.671.249

+85,12

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

              32.515.266

 

*

Nguyên phụ liệu thuốc lá

              31.375.660

              34.648.877

-9,45

Hàng thủy sản

              27.005.483

              17.316.931

+55,95

Cao su

              23.851.184

              24.666.895

-3,31

Chế phẩm thực phẩm khác

              20.647.178

 

*

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

                7.180.597

                7.090.310

+1,27

Bông các loại

                5.917.453

                7.291.790

-18,85

Dầu mỡ động thực vật

                2.913.960

                2.504.886

+16,33

Thủy Chung

Nguồn: Vinanet

Nguồn: Vinanet