(Vinanet) Tháng 6/2013 hàng hóa từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam bị sụt giảm 17,36% về kim ngạch so với tháng trước đó, đạt 2,93 tỷ USD. Tính chung cả 2 quí đầu năm 2013, nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn tăng 29,78% so với cùng kỳ, trị giá trên 16,87 tỷ USD, chiếm 27% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Nói chung, hầu hết các loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 6 đều bị sụt giảm kim ngạch so với tháng 5. Trong đó, nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch là máy móc, thiết bị bị sụt giảm 7,73%, nhưng tính chung cả 6 tháng vẫn tăng 13,96% so cùng kỳ, đạt 2,75 tỷ USD; nhóm hàng lớn thứ 2 là điện thoại và linh kiện, tháng này cũng giảm 20,2%, nhưng cả 6 tháng lại tăng 85%, đạt 2,61 tỷ USD; tiếp đến máy vi tính, điện tử giảm 19,94% trong tháng 6, nhưng tăng 48,59% trong cả 6 tháng, đạt 2,09 tỷ USD. Nhập khẩu vải tháng 6 giảm 25,79%, 6 tháng tăng 24,68%, đạt 1,78 tỷ USD; nhập khẩu sắt thép tháng 6 giảm 22,28%, 6 tháng tăng 50,14%, đạt 1,26 tỷ USD.

Điểm đáng chú ý trong tháng 6 là trong khi hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đều sụt giảm, chỉ có vài nhóm hàng tăng kim ngạch, thì riêng mặt hàng bông lại tăng đột biến so với tháng 5, tăng tới 1.035% về kim ngạch, đạt 4,29 triệu USD.

Tính chung trong cả 6 tháng đầu năm, các nhóm hàng tăng mạnh về kim ngạch gồm có: Đá quý, kim loại quý (+279,51%), Bông (+187,23%), Điện thoại (+85%), Kim loại thường (+82,28%).

 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

T6/2013

 

6T/2013

T6/2013 so với T5/2013(%)

6T/2013 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

2.932.630.762

16.872.090.958

-17,36

+29,78

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

509.093.652

2.753.991.585

-7,73

+13,96

Điện thoại các loại và linh kiện

461.940.160

2.608.480.831

-20,20

+85,00

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

303.573.950

2.089.323.581

-19,94

+48,59

Vải các loại

305.593.213

1.776.348.947

-25,79

+24,68

Sắt thép các loại

232.272.283

1.257.451.297

-22,28

+50,14

Xăng dầu các loại

88.213.530

580.994.459

-14,94

-10,42

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

92.382.285

559.885.616

-28,19

+24,19

Hóa chất

64.053.346

395.304.641

-22,36

+1,65

Sản phẩm từ sắt thép

68.614.722

392.978.522

-30,41

+22,78

Phân bón các loại

66.201.586

312.532.292

-1,13

-1,27

Sản phẩm từ chất dẻo

52.878.516

308.549.255

-15,90

+41,47

Kim loại thường khác

40.024.227

255.761.624

-13,65

+82,28

Sản phẩm hóa chất

40.554.390

249.657.045

-26,10

+12,62

Xơ, sợi dệt các loại

33.572.708

215.934.841

-22,04

+30,53

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

39.910.543

206.939.591

-15,40

+27,50

Chất dẻo nguyên liệu

36.230.842

199.495.364

-12,06

+27,60

Dây điện và dây cáp điện

23.390.044

164.268.779

-37,62

+26,79

Khí đốt hóa lỏng

25.211.316

148.083.191

-3,24

-5,31

Hàng điện gia dụng và linh kiện

19.234.938

102.687.014

-19,28

+31,15

Linh kiện, phụ tùng ô tô

20.884.333

96.738.673

-1,40

+9,37

Gỗ và sản phẩm gỗ

14.419.177

88.300.111

-36,84

-9,78

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

10.643.454

76.550.097

+23,90

+14,46

Sản phẩm từ giấy

10.878.567

72.452.716

-37,81

+9,98

Nguyên phụ liệu dược phẩm

12.533.581

70.950.462

-7,38

-1,29

Ô tô nguyên chiếc các loại

17.001.996

70.046.161

+16,50

-13,18

Sản phẩm từ kim loại thường khác

10.955.362

64.864.528

-20,94

+27,86

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

11.115.880

63.840.617

+16,11

+0,34

Giấy các loại

10.287.392

63.764.324

-30,02

+32,03

Sản phẩm từ cao su

11.971.995

63.346.511

-7,01

+13,76

Hàng rau quả

11.977.921

59.523.394

+39,50

-8,37

Linh kiện, phụ tùng xe máy

7.019.971

44.293.037

-34,37

-6,32

Nguyên phụ liệu thuốc lá

4.878.657

24.797.557

-18,53

-19,49

Dược phẩm

2.644.454

21.453.108

-27,43

+11,38

Cao su

2.901.753

16.382.946

-19,76

-19,99

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

689.648

12.007.424

-67,59

+279,51

Hàng thủy sản

900.196

11.269.343

-56,61

+56,62

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

2.201.920

10.592.834

-8,62

-44,11

Bông các loại

4.293.337

5.190.543

+1035,39

+187,23

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

493.056

4.342.317

-56,40

-7,45

Dầu mỡ động thực vật

173.523

1.524.340

-55,85

-62,93

Xe máy nguyên chiếc

65.040

1.430.298

-42,95

+10,89

Doanh nghiệp phải biết cách làm ăn với Trung Quốc:

Rủi ro khi làm ăn tại thị trường Trung Quốc không ít nhưng nếu có chiến lược riêng, lâu dài và bài bản thì doanh nghiệp VN hoàn toàn có cơ hội khai thác từ thị trường đông dân nhất thế giới này.

Những doanh nghiệp đã và đang làm ăn tại TQ đều có chung một tình cảnh: đưa hàng sang bán những tháng đầu rất tốt, hàng chạy ro ro nhưng cứ sau vài tháng hàng giả, hàng nhái tràn lan. Thậm chí những mặt hàng VN chưa chính thức có mặt trên thị trường này nhưng được đánh tiếng chất lượng tốt lập tức cũng bị nhái.

Thị trường TQ phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ, không chú trọng nhiều đến thương hiệu, tiếp thị mà khá nhạy cảm với thuế và giá cả. Nếu doanh nghiệp VN có chiến lược đầu tư bài bản, tìm thị trường ngách và nắm vững một số tâm lý tiêu dùng thì thị phần hàng Việt tại đây hoàn toàn có cơ hội tăng lên.

Với một thị trường rộng lớn như Trung Quốc, cần tập trung phát triển theo khu vực. Bước đi ngắn nhất đến thị trường này là thâm nhập các hội chợ, triển lãm quốc tế về ngành hàng mà mình sản xuất.

Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp VN khá “nhát tay” nhưng đây chính là sân chơi dành cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh đến đó gặp gỡ. Khi bén rễ thị trường, doanh nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối, ưu tiên các kênh phân phối đặc thù như trung tâm làm đẹp, tiệm làm móng..., những nơi có sức ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng.

 

Nguồn: Vinanet