Việt Nam nhập khẩu thuốc tân dược từ 27 thị trường chính; trong đó nhiều nhất là từ Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đức. Nhập khẩu tân dược từ Pháp 3 tháng đạt 44.107.914USD (chiếm 19,24% trong tổng lượng dược phẩm nhập khẩu); nhập khẩu từ Ấn Độ chiếm 12,78%; nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm 9,48%.
Hiệp hội Sản xuất kinh doanh Dược cho biết, trong tháng 4 kết quả khảo sát trên 15.000 mặt hàng dược phẩm nội địa cho thấy có 110 mặt hàng tăng giá tại khu vực Hà Nội, mức tăng bình quân là 7,5%, nhưng cũng có 61 mặt hàng giảm giá mức 5,5%. Trong khi đó ở khu vực miền Trung và TP.HCM, giá thuốc nội ổn định hơn.
Trong tháng 4 có 5 loại dược phẩm nội tăng giá mức 10 - 17%, chủ yếu là các loại đông nam dược. Nguyên nhân tăng giá được giải thích do các nhà máy đầu tư dây chuyền mới theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, dẫn tới giá thành đầu vào tăng.
Với dược phẩm ngoại nhập, trong tháng 4 đã có 41 mặt hàng tăng giá mức bình quân 5,5%, 23 mặt hàng giảm giá.
Hiệp hội Sản xuất kinh doanh Dược đánh giá trong tháng 5, giá dược phẩm có thể biến động theo hướng tăng do tỷ giá ngoại tệ thay đổi.

Thị trường nhập khẩu dược phẩm 3 tháng đầu năm

 
 

Số TT

Thị trường

Tháng 3 (USD)
3 tháng (USD)
1
Achentina
987.885
2.102.059
2
Ấn Độ
10.250.520
29.285.610
3
Anh
4.025.481
10.983.198
4
Áo
1.248.081
3.802.211
5
Ba Lan
987.435
2.750.755
6
Bỉ
3.483.266
8.462.713
7
Canada
648.876
1.600.779
8
Đài Loan
1.083.847
3.124.604
9
Đan Mạch
115.989
681.840
10
CHLB Đức
7.723.683
19.072.827
11
Hà Lan
1.185.623
2.885.875
12
Hàn Quốc
8.774.630
21.738.083
13
Hoa Kỳ
1.693.783
8.575.274
14
Indonesia
1.324.605
2.832.486
15
Italia
3.028.069
9.656.847
16
Malaysia
414.860
985.274
17
Nga
186.185
712.668
18
Nhật Bản
795.942
2.156.553
19
Australia
1.677.151
4.265.060
20
Pháp
17.363.759
44.107.914
21
Philippines
213.003
619.939
22
Singapore
814.982
1.260.842
23
Tây Ban Nha
1.432.616
3.702.601
24
Thái Lan
2.932.752
7.372.696
25
Thuỵ Điển
1.608.888
3.516.341
26
Thuỵ Sĩ
3.338.664
9.211.941
27
Trung Quốc
1.727.885
4.168.699
Tổng cộng
229.209.586

(tonghop-vinanet)

 

Nguồn: Vinanet