(VINANET) - Nửa đầu năm 2013, Việt Nam đã thu về 897,6 triệu USD bằng việc xuất khẩu trên 1 triệu tấn sắt thép, ngược lại cũng nhập khẩu trên 4,8 nghìn tấn sắt thép, trị giá 3,5 triệu USD, tăng 29,73% về lượng và tăng 14,66% về trị giá so với cùng kỳ năm 2012.

Trong thời gian này thị trường nhập khẩu sắt thép của Việt Nam có thêm Ucraina, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Mehico và Ba Lan với lượng nhập lần lượt 608 tấn, trị giá 569,7 nghìn USD; 606 tấn, trị giá 5,7 triệu USD; 355 tấn, trị giá 629,7 nghìn tấn; 139 tấn, trị giá 135,7 nghìn USD; 32 tấn, trị giá 130,1 nghìn USD và 21 tấn, trị giá 139,5 nghìn USD.

Trung Quốc là thị trường chính cung cấp sắt thép cho Việt Nam với 1,7 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm, chiếm 36,49% tổng lượng sắt thép nhập khẩu, kim ngạch 1,2 triệu USD, tăng 67,7% về lượng và tăng 50,14% về trị giá so với cùng kỳ.

Tiếp đến là thị trường Nhật Bản với 1,3 triệu tấn, trị giá 904,1 triệu USD, tăng 42,03% về lượng và tăng 23,48% về trị giá.

Tuy đứng thứ ba trong bảng xếp hạng, nhưng nhập khẩu sắt thép từ thị trường Hàn Quốc lại giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 8,51% và giảm 17,39%, tương đương với 707,5 nghìn tấn, trị giá 586,8 triệu USD.

Đáng chú ý, khối lượng nhập khẩu sắt thép từ thị trường Anh chỉ có 718 tấn, trị giá 702,2 nghìn USD, nhưng lại là thị trường có sự tăng trưởng vượt bậc về lượng, tăng 452,31% về lượng và tăng 92,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường nhập khẩu sắt thép 6 tháng 2013

ĐVT: Lượng (tấn); Trị giá (USD)
 
NK 6T/2013
NK 6T/2012
% so sánh
lượng
trị giá
Lượng
trị giá
Lượng
trị giá
Tổng KN
4.876.765
3.509.779.585
3.759.287
3.061.088.469
29,73
14,66
Trung Quốc
1.779.314
1.257.451.297
1.061.024
837.525.781
67,70
50,14
Nhật Bản
1.367.197
904.145.291
962.639
732.206.532
42,03
23,48
Hàn Quốc
707.505
586.849.341
773.277
710.356.176
-8,51
-17,39
Đài Loan
465.576
339.954.609
380.869
322.983.460
22,24
5,25
An Độ
147.093
106.223.787
29.793
30.770.668
393,72
245,21
Braxin
121.473
66.900.723
37.427
23.166.997
224,56
188,78
Nga
110.051
69.522.649
257.313
163.028.629
-57,23
-57,36
Oxtraylia
19.487
10.275.855
22.557
14.397.182
-13,61
-28,63
Malaixia
19.378
27.256.186
82.601
67.263.754
-76,54
-59,48
Thái Lan
17.463
24.325.514
18.299
24.966.523
-4,57
-2,57
Hoa Kỳ
16.405
10.260.272
4.055
5.331.495
304,56
92,45
Canada
15.547
9.386.770
5.792
3.770.552
168,42
148,95
Đức
7.058
13.896.615
6.112
11.768.892
15,48
18,08
Bỉ
6.632
4.975.632
6.147
4.527.365
7,89
9,90
Niuzilan
5.978
3.214.262
4.066
2.086.512
47,02
54,05
Hà Lan
5.010
3.704.561
11.673
7.822.776
-57,08
-52,64

Indonesia

3.815
6.157.275
30.156
29.789.957
-87,35
-79,33
Xingapo
3.310
5.599.633
3.509
6.252.486
-5,67
-10,44
Tây Ban Nha
2.485
1.626.134
3.564
4.059.164
-30,27
-59,94
Thụy Điển
1.504
5.518.948
1.865
1.939.164
-19,36
184,60
Pháp
1.199
8.551.824
15.430
12.958.892
-92,23
-34,01
Hongkong
1.187
1.435.706
881
1.542.819
34,73
-6,94
Phần Lan
1.041
3.356.615
836
3.017.092
24,52
11,25

Nam Phi

1.022
1.208.455
4.776
3.934.225
-78,60
-69,28
Philippine
749
438.276
677
697.118
10,64
-37,13
Anh
718
702.298
130
365.599
452,31
92,10
Ucraina
608
569.743
 
 
 
 
Áo
606
5.734.449
 
 
 
 
Italia
391
629.749
905
1.061.025
-56,80
-40,65
Thổ Nhĩ Kỳ
355
352.525
 
 
 
 
Mehico
139
135.711
 
 
 
 
Ba Lan
32
130.121
 
 
 
 
Đan Mạch
21
139.507
244
382.567
-91,39
-63,53
(Nguồn số liệu: TCHQ)

Nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết, thép xây dựng đội lốt thép hợp kim từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam, khiến cho các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Không chỉ doanh nghiệp sản xuất thép nội bị thiệt hại, Nhà nước cũng thất thu một lượng thuế rất lớn do các sản phẩm thép TQ đội lốt này lợi dụng kẽ hở trong chính sách để né thuế.

Theo quy định hiện nay, thuế suất thuế nhập khẩu đối với thép hình là 5%, thép cuộn 5% và thép thanh từ 10-18% (tùy loại). Nhưng nếu là thép hợp kim, thuế suất nhập khẩu lại là 0% vì thép hợp kim là loại thép trong nước chưa sản xuất được. Để “được” là thép hợp kim, các nhà sản xuất thép từ TQ đã pha thêm 0,0008% nguyên tố boron (B) vào thép xây dựng thuần túy, sau đó xuất khẩu sang các nước, trong đó có VN để được hưởng thuế nhập khẩu 0%.

Phó chủ tịch Hiệp hội Thép VN (VSA) - cho biết tính đến cuối tháng 7, lượng thép hợp kim nhập khẩu vào VN lên tới hơn 1,2 triệu tấn, gấp ba lần so với mức nhập 371.000 tấn của cả năm 2012. Đặc biệt, trong 5 tháng đầu năm nay, VN nhập hơn 270.000 tấn thép cuộn có chứa boron (B) từ TQ, cao hơn con số 248.000 tấn thép cuộn TQ được nhập về trong năm 2012. Sở dĩ lượng thép hợp kim nhập khẩu tăng mạnh, chủ yếu từ TQ, là do các doanh nghiệp nhập khẩu lợi dụng các kẽ hở trong việc quy định tiêu chuẩn thép hợp kim để hưởng thuế suất ưu đãi, một hình thức gian lận thương mại.

Hiện tượng thép xây dựng đội lốt thép hợp kim từ TQ đổ bộ nhiều sang VN, là do doanh nghiệp TQ khi xuất khẩu thép hợp kim được hưởng thuế xuất khẩu bằng 0% và được hoàn thuế giá trị gia tăng 9%. Do đó, không chỉ có VN là “nạn nhân”, mà hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng đang rất đau đầu để đối phó tình trạng nói trên.

Thời gian qua VSA đã có rất nhiều cuộc họp bàn với Tổng cục Hải quan về các phương án ngăn chặn tình trạng gian lận thương mại này. Cụ thể, VSA đã chủ động cung cấp các mã HS của nhiều loại thép hợp kim cho cơ quan hải quan. Dựa trên các mã HS này, nếu cơ quan hải quan đối chiếu với tờ khai của doanh nghiệp nhập khẩu thấy có những dấu hiệu bất thường thì có thể kiểm tra ngay từ đầu vào.

Nguồn: Vinanet