(VINANET) - Nửa đầu năm 2013, xuất khẩu gỗ và sản phẩm thu về 2,4 tỷ USD, tăng 12,06% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 6/2013, thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại giảm nhẹ so với tháng liền kề trước đó, giảm 5,68%.

Trong số những thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian này là Hòa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là những thị trường đạt kim ngạch cao – đứng đầu về kim ngạch là Hoa Kỳ với 875,6 triệu USD, chiếm 35,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 6,41% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 6 xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ lại giảm 3,94% so với tháng 5/2013, đạt kim ngạch 165,9 triệu USD – với dấu hiệu phục hồi trong 6 tháng đầu năm 2013 hy vọng 6 tháng cuối năm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ có thể đạt 1,7 tỷ USD trong năm 2013.

Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là Trung Quốc với kim ngạch đạt trong tháng 6 là 84,2 triệu USD, tăng 18,86% so với tháng 5, nâng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm lên 412,4 triệu USD, tăng 15,83% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với thị trường Trung Quốc, theo chủ tịch Hiệp Hội Mỹ nghệ - chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) dự báo,  6 tháng cuối năm, nhu cầu tăng mạnh do đồ gỗ Việt Nam đang có giá cạnh tranh hơn trước nhờ vào phí vận chuyển giảm. Hiện chi phí 1 container đến Thượng Hải chỉ còn 80 USD (trước tới 800 USD) vì tàu hàng Trung Quốc tăng chuyển hàng sang Việt Nam nên chuyển về nhận chở hàng giá thấp. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc thường nhập sản phẩm có giá trị thấp, chủ yếu là dăm gỗ. Dự báo Trung Quốc sẽ nhập khoảng 800 triệu USD dăm gỗ trong năm 2013.

Đối với thị trường Nhật Bản có dấu hiệu phục hồi tốt. 6 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản của Việt Nam đạt 367,3 triệu USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, xuất khẩu gỗ và sản phẩm 6 tháng đầu năm 2013 sang thị trường Cămpuchia chỉ đạt 4,4 triệu USD, nhưng lại là thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh nhất, tăng 348,09% so với cùng kỳ.

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm tháng 6, 6 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK T6/2013
KNXK 6T/2013
KNXK 6T/2012
% +/- KN 6T/2013 so 6T/2012
tổng KN
424.819.406
2.453.281.531
2.189.335.154
12,06
HoaKỳ
165.944.387
875.607.088
822.894.421
6,41
Trung Quốc
84.216.074
412.416.830
356.060.187
15,83
Nhật Bản
62.309.919
367.375.398
309.488.038
18,70
Hàn Quốc
28.070.645
156.314.247
115.717.356
35,08
Anh
14.382.678
105.033.223
92.144.083
13,99

Canada

9.459.788
55.439.290
53.819.669
3,01
Đức
4.466.979
50.799.363
57.769.332
-12,07
Oxtrâylia
11.027.584
50.741.590
47.503.013
6,82
hongkong
7.136.158
41.328.315
18.664.593
121,43
Pháp
3.365.742
40.484.610
42.615.458
-5,00
Đài Loan
4.886.099
34.008.853
30.000.444
13,36
HàLan
4.060.373
30.142.251
32.302.682
-6,69
ẤnĐộ
4.000.163
25.582.400
21.414.764
19,46
Xingapo
1.233.213
16.973.457
12.249.549
38,56
Bỉ
1.821.777
15.937.167
21.788.377
-26,85
Malaixia
3.473.365
15.899.510
14.473.545
9,85
Italia
910.022
15.312.069
17.016.531
-10,02
Thuỵ Điển
799.223
13.387.078
12.711.281
5,32
Tây Ban Nha
648.850
8.078.288
9.884.997
-18,28
A rập Xêut
1.093.572
7.476.941
4.700.479
59,07
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
1.014.886
7.022.848
4.836.712
45,20
Đan Mạch
624.360
6.731.314
6.748.038
-0,25
Thổ Nhĩ Kỳ
732.159
6.542.722
2.079.995
214,55
Ba Lan
341.495
5.398.299
5.287.498
2,10
Nauy
418.825
4.784.523
4.139.942
15,57
TháiLan
782.070
4.716.928
4.345.628
8,54
Cămpuchia
786.021
4.429.232
988.475
348,09
Nga
419.726
3.626.524
3.949.747
-8,18

Nam Phi

650.389
3.054.850
1.916.304
59,41
Thuỵ Sỹ
84.856
2.591.636
2.079.995
24,60
Áo
431.332
2.467.602
4.827.148
-48,88
Phần Lan
88.807
2.423.093
2.275.116
6,50
Hy Lạp
57.719
1.862.173
2.530.565
-26,41
Séc
201.642
1.605.777
1.684.370
-4,67
Mêhicô
171.316
1.262.213
1.389.077
-9,13
Bồ Đào Nha
62.466
1.080.673
977.709
10,53
Hungari
 
490.201
766.633
-36,06
Ucraina
34.280
361.175
674.934
-46,49
(Nguồn: TCHQ Việt Nam)

Theo báo Công Thương, với thị trường EU, Tổng Thư ký - Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) - cho biết, các đơn hàng đồ gỗ ngoài trời sẽ tiếp tục giảm. Dù vậy, Luật Fleght có hiệu lực từ tháng 3/2013 sẽ không gây khó khăn nhiều cho doanh nghiệp (DN) gỗ nội thất do việc chứng minh gỗ có nguồn gốc hợp pháp đã quen thuộc. Nhưng để hỗ trợ các hội viên đang có hàng xuất khẩu vào thị trường EU, trong tháng 7, HAWA phối hợp với Tổ chức TFT thực hiện dự án đào tạo trực tiếp tại các DN quy trình giải trình, chứng minh nguồn gốc gỗ CoC-FSC.

Hawa cho biết, hầu hết các DN chế biến gỗ vẫn tiếp tục gặp không ít khó khăn do phí đầu vào tăng (xăng, vận chuyển, nguyên liệu đầu vào...) khiến giá thành sản phẩm tăng, trong khi giá bán tăng không tương xứng, dẫn đến nhiều DN sẽ lỗ, thậm chí phải ngừng hoạt động. Biến động đầu vào đã khiến nhiều DN dù có ký hợp đồng với khách hàng trị giá sản phẩm giao động 5% vẫn ngán ngại sẽ bị lỗ. Tuy nhiên, những DN lớn trang bị được máy móc, thiết bị hiện đại vẫn có thể sản xuất do giảm được phí nhân công.

Để hỗ trợ DN vượt khó các tháng cuối năm, theo các DN, Chính phủ nên hỗ trợ hơn nữa về lãi vay để đổi mới, nâng cấp trang thiết bị, công nghệ do hiện nay có rất nhiều thiết bị, công nghệ được bán rẻ từ EU nhưng vì lãi vay ngân hàng còn cao nên DN chưa mạnh dạn đầu tư. Mặt khác, với tiêu chí DN báo cáo lỗ, có nợ quá hạn không được hỗ trợ tiếp trong vay vốn từ các tổ chức tín dụng đang khiến DN thật sự khó khăn về vốn.

Chính phủ cũng nên xem lại tiền thuê đất. Vì nếu tăng tiền thuê đất theo quy định mới thì DN rất khó khăn do giá trị đất tăng nhưng giá trị sản xuất trên mảnh đất đó không thể tăng. Giá thuê đất rẻ sẽ khiến các nhà đầu tư giảm chi phí đầu tư ban đầu để tập trung đầu tư thiết bị, máy móc hiện đại.

Mới đây Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã chỉ đạo các ngành chức năng xem xét, tạo điều kiện cho HAWA thuê đất ưu đãi, có thể tiền thuê bằng 0, để các DN chế biến gỗ xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm gỗ.

Nguồn: Vinanet