(VINANET) - Việt Nam đang đứng thứ sáu thế giới, đứng thứ hai châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khầu đồ gỗ. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản là 4,67 tỉ USD tăng 15,3% so năm trước và đây là lĩnh vực có tỷ lệ xuất siêu cao so với cả nước. Bảy tháng đầu năm 2013 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ tiếp tục tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái với kim ngạch 2,9 tỷ USD, tính riêng tháng 7/2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm đạt 454 triệu USD, tăng 5,4% so với tháng 6. Dự báo năm 2013 xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ  gỗ tăng trưởng 10% với kim ngạch khoảng 5,5 tỉ USD.

Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ dẫn đầu về kim ngạch đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 36,7% thị phần, tăng 7,24% so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 7/2013, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang Hoa Kỳ đạt 176,2 triệu USD. Các chủng loại sản phẩm chính xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng là: ghế, giường bằng gỗ thông, bàn , tủ… trong đó sản phẩm ghế làm gỗ xà cừ được xuất nhiều với đơn giá khoảng 79 USD/cái FOB, tại cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh).

Tham khảo giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm sang Hoa Kỳ trong tháng 7/2013

Chủng loại
ĐVT
Đơn giá (USD)
Cảng, cửa khẩu
PTTT

Gi­ờng bằng gỗ thông nhóm IV WHITE (ARCH STAIRWAY), QC: 2050x1075x2000mm. Hàng VN sản xuất mới 100%, đã tháo rời. Gỗ NK

chiếc
208,10
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Bàn càfe Darwin EUR-03-0443, sản phẩm bằng gỗ tràm, hàng mới 100%

cái
186
ICD Ph­ớc Long Thủ Đức
FOB

Ghế UPH003 ( 51x56x90 ) cm sp gỗ sồi

cái
79
ICD Sotrans-Ph­ớc Long 2 (Cảng SG KV IV)
FOB
Tủ Dresser (Bằng gỗ bạch d­ơng) 1280 X 560 X 1016MM
cái
276
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Bàn bằng gỗ Thích xẻ sấy 4/4 1C, Ván lạng Cherry - Cocktail WB 2103-03 (107 x 107 x 51 cm)

cái
200
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Gi­ờng Caroline Queen Bed (Bằng gỗ bạch d­ơng)1626 x 2236 x 1561MM

cái
282
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Tủ tv (gỗ tràm) (1,816 x 560 x 865)mm

cái
165
ICD Phúc Long (Sài Gòn)
FOB

Bàn làm bằng gỗ cao su hàng mới 100%. Kích th­ớc : 1620x1160x180 mm

cái
100
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Ghế CU-105 (47x52x115)cm sp gỗ xà cừ thuộc nhóm 5 hàng mới 100%, hàng SX tại VN

cái
79
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Gi­ờng Caroline Queen Bed (Bằng gỗ bạch d­ơng)1626 x 2236 x 1561MM

cái
282
Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)
FOB

Bàn -hàng mới 100% ( sản phẩm làm bẳng gỗ thông rừng trồng trong n­ớc -nhóm 4)-1830/2440x1120x776mm

cái
178
ICD III -Transimex (Cang SG khu vuc IV)
FOB
(Nguồn: TCHQ)

Tuy có vị trí thuận lợi về mặt địa lý nhưng xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc chỉ đạt kim ngạch đứng thứ hai sau Hoa Kỳ với 491,3 triệu USD, tăng 14,71% so với cùng kỳ.

Đối với thị trường Nhật Bản – đây là thị trường tiềm năng trong xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. 7 tháng năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu 441 triệu USD (chỉ đứng sau thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc), tăng 20,33% so với cùng kỳ. Với sự kiện Thủ tướng Nhật Bản Zhinzo Abe chính thức thăm Việt nam (ngày 16/1/2013) vừa qua, đã đánh dấu bước phát triển lớn trong quan hệ giữa hai nước Nhật-Việt. Năm nay-năm 2013 cũng là “Năm hữu nghị Nhật-Việt”, kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, vì vậy, con đường xuất khẩu sang Nhật sẽ được mở rộng với nhiều thỏa thuận kinh tế chủ chốt đã được ký kết giữa hai nước như Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA), Hiệp định tự do thương mại ASEAN-Nhật Bản và xúc tiến nhiều sáng kiến chung.

Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường như Hàn Quốc, Anh, Canada, Đức, Ôxtrâylia…

Thống kê thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm 7 tháng 2013

ĐVT: USD
Thị trường
KNXK 7T/2013
KNXK 7T/2012
% so sánh
tổng KN
2.908.435.678
2.580.932.276
12,69
HoaKỳ
1.052.038.098
981.011.650
7,24
Trung Quốc
491.343.388
428.333.731
14,71
Nhật Bản
441.093.144
366.568.662
20,33
Hàn Quốc
181.754.597
122.615.880
48,23
Anh
122.989.288
106.877.798
15,07

Canada

65.416.616
64.659.667
1,17
Oxtrâylia
63.291.018
58.312.741
8,54
Đức
55.039.536
64.265.238
-14,36
hongkong
47.112.204
20.798.422
126,52
Pháp
45.831.236
46.867.309
-2,21
Đài Loan
42.165.985
39.659.126
6,32
HàLan
34.205.578
37.706.101
-9,28
ẤnĐộ
29.894.667
25.097.771
19,11
Malaixia
19.774.517
17.151.864
15,29
Xingapo
18.481.254
13.081.643
41,28
Bỉ
17.558.105
24.414.748
-28,08
Italia
16.143.548
18.084.889
-10,73
Thuỵ Điển
14.229.991
14.044.357
1,32
Niuzilan
9.255.303
8.677.060
6,66
A rập Xêut
8.949.757
5.540.473
61,53
Tây Ban Nha
8.757.223
10.403.368
-15,82
Tiểu Vương quốc A rập Thống nhất
8.081.784
5.677.567
42,35
Thổ Nhĩ Kỳ
7.486.305
4.452.425
68,14
Đan Mạch
7.313.218
7.475.703
-2,17
Ba Lan
5.899.069
5.707.381
3,36
TháiLan
5.840.183
3.839.808
52,10
Nauy
5.174.523
4.765.961
8,57
Cămpuchia
5.035.625
1.128.106
346,38
Nga
3.928.693
4.469.633
-12,10

Nam Phi

3.514.747
2.517.275
39,63
Áo
2.702.378
5.925.195
-54,39
Thuỵ Sỹ
2.653.114
2.196.610
20,78
Phần Lan
2.512.239
2.425.771
3,56
Hy Lạp
1.923.975
2.557.140
-24,76
Séc
1.781.182
1.872.778
-4,89
Mêhicô
1.495.719
1.542.246
-3,02
Bồ Đào Nha
1.152.562
1.057.714
8,97
Hungari
497.461
784.390
-36,58
Ucraina
414.358
741.427
-44,11

(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Theo nguồn SGTT, những năm gần đây xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có dấu hiệu hồi phục sau nhiều năm sụt giảm bởi ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới. Kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang lo không tận dụng hết cơ hội này.

Yếu tố giúp thị trường hồi phục, ngoài nguyên nhân chính do nhu cầu thế giới tăng trưởng trở lại, doanh nghiệp Việt Nam còn nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu từ Trung Quốc chuyển qua. Sự dịch chuyển này diễn ra từ trước đây nhưng năm nay thể hiện rõ nhất. Nhiều doanh nghiệp tăng số lượng đơn đặt hàng từ 20 – 30%.

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất, giá nhân công Trung Quốc tăng, đồng nội tệ mạnh và các yếu tố chính sách khác của Trung Quốc làm phát sinh chi phí đầu vào cao hơn, khiến cho các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ đang đầu tư tại Trung Quốc phải chuyển sang các nước khác để gia công. Ngoài ra, các nhà đầu tư vào Trung Quốc cũng đang áp dụng chính sách Trung Quốc cộng một nhằm giảm bớt rủi ro, Việt Nam là một trong các quốc gia được hưởng lợi.

Nếu so sánh yếu tố chất lượng, có thể khẳng định sản phẩm đồ gỗ Việt Nam ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, được người dùng ưa chuộng do doanh nghiệp cố gắng hoàn thiện dây chuyền công nghệ, nhân công Việt Nam có tay nghề cao.

Đơn đặt hàng năm nay tăng lên 30% và chủ yếu là khách hàng Mỹ, dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng, chính vì vậy công ty phải mở rộng nhà xưởng, đáp ứng các yêu cầu của khách về các chính sách an toàn, tiền lương cho nhân công.

Nhiều tín hiệu khả quan nhưng các doanh nghiệp lại đang ở thế lúng túng. Nếu đơn đặt hàng tiếp tục tăng mạnh như hiện nay sẽ dẫn tới việc doanh nghiệp không đủ năng lực đáp ứng.

Chủ tịch hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (Hawa) cho rằng: “Có thể có sự dịch chuyển các đơn đặt hàng lớn tới Việt Nam trong năm tới. Các doanh nghiệp phải tự mình chuẩn bị đón nhận bằng cách tăng cường năng lực sản xuất và nhân công lành nghề... Năm nay là thời điểm tốt để làm mới, đón đầu cơ hội. Hiệp hội đang giúp cho các doanh nghiệp huấn luyện kiến thức để chuyển đổi sản xuất đồ gỗ ngoài trời sang đồ trong nhà, là những đơn đặt hàng mà các nước đang có nhu cầu lớn và là các đơn đặt hàng sắp đến với Việt Nam...”

Nguồn: Vinanet