VINANET - Ấn Độ đang đặt mục tiêu xuất khẩu 38 tỉ USD trong năm 2012, tăng cao hơn 12% so với năm trước, mặc dù suy thoái kinh tế ở các thị trường phương Tây.

“Mặc dù kinh tế không chắc chắn ở Mỹ và châu Âu, nhu cầu tăng trưởng ở thị trường mới như Mỹ La tinh và châu Phi sẽ giúp xuất khẩu dệt may Ấn Độ. Chúng tôi đang thiết lập mục tiêu 38 tỉ USD cho năm nay”, một quan chức cấp cao của Bộ dệt may cho biết.

Thị trường Mỹ và châu Âu chiếm hơn 50% thị phần xuất khẩu của nước này và đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 34 tỉ USD năm 2011/12, tăng so với 26,8 tỉ USD năm 2010/11.

Hoạt động xuất khẩu dệt may Ấn Độ đang tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh toàn cầu trong mấy năm qua. Dệt may nước này chiếm 4,3% thị phần trên thị trường thế giới so với 28,3% thị trường Trung Quốc.

“Chúng tôi cần tập trung vào những thị trường mới như Mỹ La tinh và châu Phi, có nhu cầu lớn. Chúng tôi hy vọng rằng xuất khẩu dệt may của chúng tôi sẽ đạt 38 tỉ USD trong năm nay”, Rafeeq Ahmed, chủ tịch Liên đoàn các tổ chức xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) cho biết.

A Sakthivel, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu may mặc (AEPC) cho biết, kết hợp nỗ lực của chính phủ và những nhà xuất khẩu để khám phá thị trường mới sẽ “cho các loại trái cây tốt hơn” trong năm nay.

“Ngành công nghiệp may mặc Ấn Độ đang đối mặt với một số thách thức như lao động, tuân thủ an toàn và sức khỏe trên thị trường toàn cầu. Vì vậy cần phải tập trung vào những vấn đề nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu”, Sakthivel cho biết thêm.

Khảo sát kinh tế năm 2011/12 cho biết rằng Ấn Độ cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế toàn cầu suy thoái.

Theo ước tính, thị phần dệt may và quần áo như tỉ lệ % trong giỏ xuất khẩu tổng thể của của nước này đã giảm từ 15,97% năm 2004/05 xuống còn 8,9% năm 2010/11.

Ngành công nghiệp dệt may Ấn Độ - sử dụng lao động lớn thứ hai của nước này - sau nông nghiệp sử dung 35 triệu lao động, bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế toàn cầu.

Nguồn: Internet