(Vinanet) Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước sang các thị trường tháng 7/2013 đạt 1,82 tỷ USD, tăng 21,9% so với tháng 6; Tính chung cả 7 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt kim ngạch trên 9,2 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái, những thị trường chính đóng góp vào sự tăng trưởng trong 7 tháng qua như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam, với kim ngạch đạt gần 4,87 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm, chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước; đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Nhật Bản đạt trên 1,25 tỷ USD, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2012; đứng thứ 3 là thị trường Hàn Quốc đạt 674,2 triệu USD, tăng 48,9% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 7/2013, xuất khẩu sang các thị trường trên cũng có mức tăng trưởng so với tháng 6/2013, cụ thể: Mỹ tăng 17,0%, Nhật Bản tăng 37,7% và Hàn Quốc tăng 92,3%.

Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 7 tháng đầu năm sang phần lớn các thị trường nhìn chung đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý là thị trường Nigieria, tuy kim ngạch chỉ đạt 8,82 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì đạt mức tăng trưởng cực mạnh tới 2.575,6% (7 tháng năm 2012 đạt 329.683 USD). Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang Myanmar và Phần Lan cũng có mức tăng trưởng lớn, với mức tăng tương ứng 161,3% và 136,2%.

 

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường 7 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

 

Thị trường

T7/2013

So T7/2013 với T6/2013 (%)

7T/2013

 7T/2013 so với cùng kỳ(%)

Tổng kim ngạch

1.815.725.487

+21,9

9.702.359.166

+17,1

Mỹ

884.208.873

+17,0

4.868.852.890

+15,5

Nhật Bản

225.842.539

+37,7

1.255.434.645

+18,6

Hàn Quốc

131.041.292

+92,3

674.280.143

+48,9

Đức

75.383.262

+25,9

355.278.922

+12,7

Tây Ban Nha

72.091.674

+39,7

266.810.871

+18,8

Anh

53.346.548

+31,9

258.320.518

+4,2

Canada

42.800.066

+2,2

208.781.771

+17,0

Trung Quốc

38.775.105

+27,1

177.158.834

+50,6

Hà Lan

26.295.479

-10,3

149.867.294

+5,3

Đài Loan

15.243.553

+28,8

104.376.850

-4,2

Pháp

22.394.204

+0,3

103.984.617

+6,1

Bỉ

17.487.223

+16,0

93.321.055

+7,4

Italy

17.786.919

+7,3

80.602.402

-4,3

Campuchia

8.108.846

-3,1

80.589.201

+57,9

Nga

17.137.973

+1,0

76.928.212

+2,6

Hồng Kông

15.094.949

+18,4

71.944.414

+33,1

Indonesia

5.306.196

-22,9

52.633.542

+22,2

Đan Mạch

9.445.020

+7,5

51.321.446

-25,0

Australia

8.962.501

+22,8

49.968.978

+37,9

Mêxico

9.190.185

+1,5

46.013.843

-11,7

Thụy Điển

7.062.576

-1,7

42.088.535

+55,0

Ả Rập Xê út

6.346.337

+7,7

41.436.478

+13,6

Thổ Nhĩ Kỳ

6.746.140

+8,9

40.759.540

+2,3

UAE

9.452.955

+34,6

39.265.045

+25,3

Malaysia

3.718.387

-26,5

29.179.885

+20,1

Thái Lan

3.956.177

-25,9

28.356.690

-3,8

Braxin

6.214.717

+71,2

27.335.761

+26,6

Singapore

3.581.182

-7,5

21.868.893

+18,0

Panama

3.100.460

+11,6

19.024.412

-7,1

Ba Lan

2.881.631

-31,6

17.980.188

+43,4

Séc

3.213.332

+35,1

16.891.672

-12,1

Philippine

2.048.545

-6,2

16.780.108

+8,6

Áo

2.738.450

-21,0

16.398.710

-1,3

Chi Lê

3.085.133

+19,4

15.572.994

+10,2

Ấn Độ

3.716.166

+123,3

15.498.592

+36,3

Bangladesh

1.375.865

+22,8

13.705.437

+22,9

Na Uy

2.170.094

+31,2

11.887.302

+62,7

Nam Phi

1.618.494

+24,5

10.697.077

+10,9

Ixraen

2.089.298

+29,5

9.649.852

+16,8

Achentina

866.315

-51,3

8.905.003

-22,1

Nigiêria

402.092

-90,5

8.820.982

+2.575,6

Ukraina

1.338.433

-29,0

8.105.165

-39,5

Ăngola

1.894.040

+34,2

8.070.801

-8,0

Slovakia

2.107.561

+18,2

7.728.529

-1,0

Thụy sỹ

2.351.135

+62,8

7.521.318

-50,7

New Zealand

1.170.152

+14,4

7.511.682

+85,1

Myanmar

1.302.606

-31,8

6.988.117

+161,3

Phần Lan

1.100.588

-28,4

5.824.933

+136,2

Hy Lạp

1.289.388

+42,8

5.113.537

-3,3

Lào

235.877

-65,5

4.984.995

+56,4

Hungari

1.350.579

+69,6

4.934.882

-2,5

Ai Cập

413.583

+14,5

3.734.247

-24,0

Ghana

38.835

*

179.795

-95,1

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, dự kiến năm 2013, Nhật Bản sẽ vươn lên thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ) với kim ngạch XK 2,37 tỉ USD và mức tăng trưởng khoảng 18%. Hiện thị phần hàng dệt may tại Việt Nam tại thị trường Nhật Bản mới chỉ đạt 144 tỉ yên so với 2.000 tỉ yên của Trung Quốc và hơn 2.500 tỉ yên tổng nhập khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản, do vậy, tiềm năng tăng trưởng của hàng dệt may vào thị trường này còn rất lớn.

Theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, bên cạnh nguồn nhân công ổn định và tay nghề cao, ngành dệt may Việt Nam còn yếu thế khi kinh doanh với với đối tác Nhật vì thiếu chủ động về nguồn nguyên phụ liệu, thiếu kiến thức về mẫu mã và thị trường vốn rất đa dạng và đòi hỏi cao của Nhật Bản.

Về cơ bản đối tác Nhật Bản rất chú trọng đến việc nâng cao tỉ lệ nội địa hóa hàng Việt Nam. Vì vậy, để tận dụng tối đa các cơ hội giao thương với Nhật Bản, Việt Nam cần phát triển mạnh ngành công nghiệp phụ trợ cho các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản như dệt may, da giày, đồ gỗ mỹ nghệ…

Nhật Bản là thị trường khó tính mà Việt Nam chưa đáp ứng được hết các nhu cầu về các mặt hàng dệt may kĩ thuật, chất lượng cao. Do vậy, để chiếm lĩnh thị phần tại thị trường Nhật, các doanh nghiệp Việt Nam cần kiên trì học hỏi công nghệ, mô hình quản lí sản xuất cao của Nhật Bản, đồng thời xây dựng lòng tin, đối tác chiến lược lâu dài với khách hàng.

Nguồn: Vinanet