Các doanh nghiệp huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) đang tích cực xuất khẩu khoai lang sang thị trường Nhật và Hàn Quốc, đồng thời liên kết cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến để tạo thêm đầu ra cho sản phẩm.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Tân, ông Phạm Minh Thiện cho biết, thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, huyện đã quy hoạch sắp xếp cơ cấu cây trồng dựa trên thế mạnh và thổ nhưỡng triển khai tại các xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Lợi và Thành Đông , mỗi xã từ 1.500 – 2.000 ha. Hiện nay, sản phẩm khoai lang đã có chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”, có 2 doanh nghiệp là Hợp tác xã Tân Thành và Công ty cổ phần khoai lang Nhật Thành kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm này. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ chưa được bền vững, hầu hết nông dân bán trực tiếp cho thương lái không có hợp đồng nên giá cả nông sản bấp bênh, không đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất. Các doanh nghiệp đang tích cực khai thác xuất khẩu khoai lang sang thị trường Nhật và Hàn Quốc, đồng thời liên kết cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến để tạo thêm đầu ra cho sản phẩm.
Vùng chuyên canh khoai lang huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long) đang vào mùa thu hoạch rộ, giá các loại khoai đã giảm mạnh so với đầu tháng 3/2015. Cụ thể, giá khoai tím giống Nhật Bản từ 380.000 – 400.000 đồng/60 kg (giảm 280.000 đồng), khoai trắng 270.000 đồng/60 kg (giảm 30.000 – 40.000 đồng), khoai sữa 190.000 đồng/60 kg (giảm 60.000 đồng).
Vụ khoai lang Đông Xuân 2014 – 2015, huyện Bình Tân xuống giống 7.000 ha, đến giữa tháng 4/2015 đã thu hoạch gần 1.500 ha, năng suất đạt từ 18 – 21 tấn/ha, giảm gần 10 tấn/ha so với vụ trước. Đặc biệt, năm nay chi phí nhân công, vật tư tăng cao nhưng năng suất và giá bán lại giảm khiến nhiều nông dân thua lỗ. Ông Nguyễn Văn Đực ở ấp Thành An, xã Thành Đông cho biết, tuy đã có 15 năm trồng khoai nhưng chưa vụ nào giá khoai lại thấp như năm nay. Nguyên nhân là khoai bị bệnh sâu đục củ làm giảm năng suất và chất lượng.
Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã Tân Thành, hiện nay Hợp tác xã tích cực liên kết với các công ty rau củ quả cung ứng sản lượng từ 10 – 15 tấn/tuần cho thị trường các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Riêng mặt hàng khoai lang tím Nhật chủ yếu xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Tân, ông Phạm Minh Thiện cho biết, thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, huyện đã quy hoạch sắp xếp cơ cấu cây trồng dựa trên thế mạnh và thổ nhưỡng triển khai tại các xã Tân Hưng, Tân Thành, Thành Lợi và Thành Đông , mỗi xã từ 1.500 – 2.000 ha. Hiện nay, sản phẩm khoai lang đã có chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”, có 2 doanh nghiệp là Hợp tác xã Tân Thành và Công ty cổ phần khoai lang Nhật Thành kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm này. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ chưa được bền vững, hầu hết nông dân bán trực tiếp cho thương lái không có hợp đồng nên giá cả nông sản bấp bênh, không đảm bảo lợi nhuận cho người sản xuất. Các doanh nghiệp đang tích cực khai thác xuất khẩu khoai lang sang thị trường Nhật và Hàn Quốc, đồng thời liên kết cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến để tạo thêm đầu ra cho sản phẩm.
Trước việc tiêu thụ khó khăn, Phòng Nông nghiệp huyện Bình Tân khuyến cáo nông dân không mở rộng diện tích trồng khoai ngoài quy hoạch. Đồng thời tăng cường khâu chọn giống, chăm sóc và sử dụng vật tư đảm bảo chất lượng để khắc phục tình trạng khoai bị bệnh làm giảm năng suất, chất lượng dẫn đến khó tiêu thụ.
Nguồn: TTXVN