(Vinanet) Năm 2013 đánh dấu chặng đường 40 năm kể từ khi Việt Nam và Malaysia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Với 13 hiệp định hợp tác được ký kết trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, bưu chính viễn thông và cả thể thao thanh niên, mối quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Malaysia đã có nhiều chuyển biến to lớn và hết sức mạnh mẽ.
Hiện tại, đối với Malaysia, Việt Nam là quốc gia đứng hàng thứ 5 trong khu vực ASEAN cả về xuất khẩu và nhập khẩu. Trong khi đó, Malaysia đứng hàng thứ 3 trong khu vực về giá trị giao dịch thương mại với Việt Nam.
Tổng kim ngạch hai chiều trong giai đoạn 2009-2012 đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 24% với giá trị tăng gần gấp 2 lần, từ 4,1 tỷ USD năm 2009 lên 7,9 tỷ USD năm 2012. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều giữa Việt Nam - Malaysia năm 2012 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2011. Năm 2012, xuất khẩu của Việt Nam sang Malaysia đạt xấp xỉ 4,5 tỷ USD, tăng 56%; nhập khẩu của Việt Nam từ Malaysia đạt 3,4 tỷ USD, giảm 13%. Năm 2012 cũng là năm đặc biệt, đánh dấu kết quả quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác hai nước khi Việt Nam lần đầu tiên sau 10 năm đã xuất siêu sang Malaysia với giá trị gần 1,1 tỷ USD.
5 tháng đầu năm 2013, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia đạt trên 1,97 tỷ USD, tăng 24,57% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó riêng tháng 5/2013 kim ngạch đạt 466,5 triệu USD, tăng 27,66% so với tháng 5/2012.
Dầu thô là sản phẩm đạt kim ngạch lớn nhất sang thị trường này, với 493,45 triệu USD, chiếm 25,03% tổng kim ngạch, tăng 15,16% so với cùng kỳ; đứng thứ 2 về kim ngạch là nhóm hàng máy vi tính, điện tử đạt 415,2 triệu USD, chiếm 21,06%, tăng mạnh 93,85%; tiếp đến 2 nhóm hàng cũng đạt kim ngạch cao trên 100 triệu USD như: nhóm hàng điện thoại 264,5 triệu USD, chiếm 13,42%, tăng 112,82%; Cao su 148,86 triệu USD, chiếm 7,55%, giảm 11,62%.
Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Malaysia 5 tháng đầu năm 2013
|
|
|
% tăng, giảm KN T5/2013 so với T5/2012
|
% tăng, giảm KN 5T/2013 so với cùng kỳ
|
Tổng kim ngạch
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
|
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sắt thép các loại
|
|
|
|
|
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
|
|
|
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
|
|
|
Máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
|
|
|
|
Xơ sợi dệt các loại
|
|
|
|
|
Sản phẩm hoá chất
|
|
|
|
|
Xăng dầu các loại
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giày dép các loại
|
|
|
|
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giấy và sản phẩm từ giấy
|
|
|
|
|
Sắn và sản phẩm từ sắn
|
|
|
|
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
|
|
|
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
|
|
|
Quặng và khoáng sản khác
|
|
|
|
|
Sản phẩm từ cao su
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
|
|
|
|
|
Dây điện và dây cáp điện
|
|
|
|
|
Trong lĩnh vực đầu tư, tính đến hết năm 2012, Malaysia đứng thứ 8 trong tổng số 92 nước và đứng thứ 2 trong các nước Đông Nam Á có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng số 428 dự án, tổng vốn đăng ký trên 10,1 tỷ USD.
Theo Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), thị trường Malaysia vẫn còn nhiều tiềm năng to lớn chưa được khai thác, doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm, tranh thủ cơ hội. Đó là vấn đề xuất khẩu những sản phẩm lương thực, thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal (tiêu chuẩn của người theo đạo Hồi), bởi người hồi giáo có số lượng tương đối đông tại Malaysia. Ngoài những thuận lợi trên, trong năm 2013, hai nước sẽ bàn thảo, đi đến ký kết biên bản ghi nhớ về thương mại gạo song phương, mở ra cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Malaysia với các cơ chế rõ ràng và cụ thể.