(Vinanet) Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012 kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam và Myanmar ước đạt 130 triệu USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ước đạt 50 triệu USD, tăng 36,3% và nhập khẩu hàng hóa ước đạt 80 triệu USD, tăng 91,2% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng hóa tới Myanmar đứng thứ 13 (5 tháng đầu năm Việt Nam xếp thứ 14), sau các nước và vùng lãnh thổ: Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Hoa Kỳ, Đức, Australia, Ả rập Xê út. Việt Nam xuất khẩu sang Myanmar nhiều nhất là sắt thép, sau đó là phương tiện vận tải, sản phẩm từ sắt thép, máy móc thiết bị, sản phẩm nhựa, hàng dệt may, hóa chất, sản phẩm gốm sứ.

Tham khảo những loại hàng hóa xuất khẩu sang Myanmar5 tháng đầu năm 2012

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 5/2012

5T/2012

Tổng cộng

10.548.436

41.989.934

Sắt thép các loại

2.300.576

5.725.071

Phương tiện vận tải phụ tùng

548.393

3.802.422

Sản phẩm từ sắt thép

628.775

3.012.853

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

733.782

2.882.133

Sản phẩm từ chất dẻo

335.148

1.992.214

Hàng dệt may

509.447

1.773.412

Hóa chất

394.918

1.249.947

Sản phẩm gốm, sứ

210.293

1.183.812

Trong 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam là nhà nhập khẩu hàng hóa từ Myanmar đứng thứ 9 (5 tháng đầu năm xếp thứ 8); sau các nước và vùng lãnh thổ:  Thái Lan,  Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Bờ biển Ngà. Như vậy, 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam nhập siêu từ Myanmar 30 triệu USD. Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Myanmar mặt hàng cao su, tiếp đến là gỗ và sản phẩm gỗ; thủy sản và rau quả, trong đó nhiều nhất là đậu xanh.

Tham khảo những loại hàng hóa nhập khẩu từ Myanmar 5 tháng đầu năm 2012

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 5/2012

5T/2012

Tổng cộng

16.186.403

59.965.155

Cao su

11.731.915

23.753.344

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.202.986

17.654.071

Hàng thủy sản

1.060.728

4.162.680

Hàng rau quả

958.848

3.226.037

Myanmar là quốc gia trẻ với dân số khoảng 60 triệu dân, đây là thị trường bán lẻ và thị trường tiêu thụ thực phẩm hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu. Là nước giàu tài nguyên, song do nhiều nguyên nhân việc khai thác tài nguyên phát triển kinh tế của Myanmar chưa thực sự tốt. Xuất khẩu chiếm khoảng 25% GDP, tăng trưởng kinh tế hàng năm vào khoảng 6%.

Rất nhiều các mặt hàng của Myanmar được nhập khẩu thông qua Singapore, một phần khác được chuyển qua biên giới Trung Quốc và Thái Lan. Rangoon là trung tâm của hàng hóa nhập khẩu, sau đó từ Rangoon hàng đó được chuyển đi các nơi khác.

Để xâm nhập thị trường Myanmar nhà xuất khẩu nên lưu ý một số điểm sau:

-        Việc nghiên cứu thị trường tương đối khó khăn do thông tin thị trường, các số liệu thống kê chính thức của Chính phủ rất hạn chế. Vì vậy cách tốt nhất để tiếp cận thị trường là liên hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu, họ chính là những người hiểu thị trường, xu hướng cũng như nhu cầu của khách hàng nhất.

-        Giao thông vận tải  rất tốn kém.

-        Nên đa dạng hóa các mặt hàng cung cấp và định giá cạnh tranh là một lợi thế.

-        Khí hậu nhiệt đới nên các sản phẩm cần đóng gói và vận chuyển cẩn thận.

-        Nên kiên nhẫn khi làm việc tại thị trường Myanmar.

Hiện nhu cầu của Myanmar đang cần hút đầu tư về đất đai, phát triển kinh tế nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản và nhu cầu về dịch vụ, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, điện năng, xăng dầu…

Nguồn: Vinanet