(Vinanet) Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng tăng trưởng mạnh từ 4,9 tỉ USD năm 2009 lên 12,387 tỉ USD năm 2012 và đạt 9,498 tỉ USD trong 9 tháng đầu năm 2013, chiếm 9,87% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, trước việc hàng hóa Trung Quốc ào ào thâm nhập thị trường Việt Nam nên thâm hụt thương mại của nước ta ngày càng lớn. Năm 2009, nước ta nhập siêu 11,54 tỉ USD; sang năm 2010 con số này lên 12,71 tỉ USD; năm 2011 tăng lên 13,467 tỉ USD; năm 2012 là 16,397 tỉ USD và trong 9 tháng qua đã lên đến con số 17,245 tỉ USD.

Hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc tháng 9 tuy có giảm 8,81% so với tháng 8, đạt 1,02 tỷ USD, nhưng tính chung cả 9 tháng đầu năm thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này vẫn tăng 2,61%, đạt 9,5 tỷ USD. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu về kim ngạch, chiếm 17,1% tổng kim ngạch, với 1,62 tỷ USD, tăng 26,67% so với cùng kỳ năm ngoái. Cao su là mặt hàng đạt kim ngạch lớn thứ 2 xuất sang Trung Quốc, vói kim ngạch 741,15 triệu USD, chiếm 7,8%, giảm 21,91% so cùng kỳ. Đứng thứ 3 là mặt hàng gạo, với 732,28 triệu USD, chiếm 7,71%, tăng nhẹ 0,25%; Tiếp là gỗ và sản phẩm gỗ 716,08 triệu USD, chiếm 7,54%, tăng 30,74%; Sắn và sản phẩm từ sắn 701,53 triệu USD, chiếm 7,39%, giảm 24,22%; Xơ sợi dệt 627,35 triệu USD, chiếm 6,6%, tăng 37,19%. Dầu thô 517,59 triệu USD, chiếm 5,45%, giảm 45,79%. 

Những nhóm hàng chủ yếu xuất sang Trung Quốc 9 tháng đầu năm 2013. ĐVT: USD

 
 
Mặt hàng
 
T9/2013
 
9T/2013
T9/2013 so với T8/2013
9T/2013 so với cùng kỳ
Tổng cộng
1.024.045.732
9.498.301.043
-8,81
+2,61

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

135.443.258
1.623.791.969
-21,65
+26,67
Cao su
119535..292
741.152.626
+43,34
-21,91
Gạo
64.827.516
732.280.508
-1,67
+0,25

Gỗ và sản phẩm gỗ

94.214.395
716.079.436
+7,75
+30,74

Sắn và sản phẩm từ sắn

55.642.476
701.526.359
+2,04
-24,22

Xơ sợi dệt các loại

85.831.530
627.346.120
-4,37
+37,19
Dầu thô
0
517.590.864
*
-45,79
Than đá
26.262.370
402.471.890
+173,74
-26,38

Điện thoại các loại và linh kiện

65.160.741
346.558.190
+20,36
+160,62
Hàng thuỷ sản
48.203.272
289.949.186
+25,51
+55,27

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

36.411.954
259.411.136
+9,92
+1,95
Giày dép
13.467.194
256.167.511
-65,09
+17,18
Hàng dệt may
32.570.941
251.387.298
-26,07
+51,33
Hàng rau quả
28.240.874
223.939.310
+7,55
+45,34
Hạt điều
28.810.129
204.844.826
-19,40
+6,93

Phương tiện vận tải và phụ tùng

11.921.142
116.052.030
-34,09
+32,82

Quặng và khoáng sản khác

8.348.209
114.704.594
+58,08
+37,62

Chất dẻo nguyên liệu

12.526.605
82.135.328
-17,64
-8,92

Nguyên liệu dệt may, da giày

8.132.806
72.015.319
*
*
Cà phê
6.532.990
70.341.648
-30,39
-18,55

Dây điện và cáp điện

14.792.513
66.224.537
+27,35
+22,53

Xăng dầu các loại

19.641.445
64.369.266
+49,89
-83,20

sản phẩm từ cao su

7.096.260
54.827.871
-4,59
-5,70

Sản phẩm từ hoá chất

5.623.330
46.998.181
-3,99
-4,58

Thuỷ tinh và sản phẩm từ thuỷ tinh

841.088
34.069.744
-81,18
+95,24

Túi xách, ví, vali,mũ ô dù

1.502.096
33.866.210
-53,93
+47,20
Hoá chất
1.224.304
30.623.999
-85,37
+46,69

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

3.698.002
26.125.633
+24,10
+22,52

Sản phẩm từ sắt thép

2.267.940
24.821.193
-15,43
+21,21

Kim loại thường khác và sản phẩm

1.592.761
23.381.273
-14,77
-13,03

Sản phẩm từ chất dẻo

2.594.212
21.067.609
-19,08
+6,22
Sắt thép
6.282.381
16.227.252
+375,77
+37,07
Chè
1.434.317
13.869.598
-39,76
-8,84

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

1.630.198
10.092.237
-63,15
+19,19

Giấy và sản phẩm từ giấy

746.419
5.816.997
+17,11
+38,59

mây tre, cói, thảm

324.638
3.532.102
*
*
Sản phẩm Gốm sứ
287.014
2.541.200
+7,92
+32,80

Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

22.136
40.633
*
-97,18
Sản phẩm
 
 
*
*

Hàng Việt nam xuất khẩu sang Trung Quốc không chỉ thua thiệt về trị giá mà ngay cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta vào Trung Quốc cũng không có sự cải thiện đáng kể. Trong khi hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là sản phẩm hoàn thiện phục vụ tiêu dùng thì hàng hóa nước ta xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô nên giá trị kinh tế, sức cạnh tranh không cao. Ví dụ, Việt Nam xuất khẩu gỗ dăm, gỗ nguyên liệu nhưng lại nhập về các sản phẩm gỗ ép, giấy (làm từ nguyên liệu gỗ)…

Hai nước đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 60 tỉ USD vào năm 2015. Với đà tăng trưởng như hiện nay (năm 2012 đạt 41,171 tỉ USD và 9 tháng đầu năm 2013 đạt 36,241 tỉ USD), mục tiêu này rõ ràng không khó để đạt được. Tuy nhiên, nếu DN và cơ quan quản lí Việt Nam không có sự chuyển hướng tích cực trong thực hiện hoạt động XK sang Trung Quốc thì kim ngạch 60 tỉ USD này e rằng vẫn chủ yếu đến từ một chiều - Trung Quốc.

Nguồn: Vinanet