Tại những nơi mà các sản phẩm không theo quy định kỹ thuật riêng của liên minh châu Âu, chúng có thể sẽ luôn phải tuân theo chỉ thị về an toàn sản phẩm chung của Liên minh và theo các yêu cầu phụ khác mang tính quốc gia. 

Các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu ban hành trong những năm gần đây theo Phương pháp tiếp cận mới (New approach) đều được hài hoà tại 25 quốc gia thành viên của Liên minh và các nước trong khu vực Kinh tế châu Âu để cho phép hàng hoá có thể tự do lưu hành . Một đặc điểm của Phương pháp tiếp cận mới là việc ghi nhãn CE. Trong khi việc hài hoà của luật pháp liên minh có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đối với riêng thị trường châu Âu thì các nhà sản xuất nên biết rằng được rằng các quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng có thể trở thành rào cản thương mại nếu các tiêu chuẩn của Mỹ khác với các tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu. 

Là  một thành viên của Liên minh Châu Âu (EU), nước Anh phải tuân theo các yêu cầu về tiêu chuẩn của Liên minh. Các tiêu chuẩn của Anh do các uỷ ban Kỹ thuật của Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành hoặc được soạn thảo dựa trên các chỉ thị của Liên minh. Quy định về quá trình soạn thảo tiêu chuẩn do cục Mậu dịch và Công nghiệp của Anh thực hiện và việc bắt buộc áp dụng những tiêu chuẩn này là một nhiệm vụ bảo vệ người tiêu dùng do các quan chức về Tiêu chuẩn thương mại của chính quyền địa phương (cấp thành phố và hạt) đảm nhiệm. 

Việc chọn một nước thành viên của Liên minh có cách tiếp cận nhanh nhất đối với hệ thống tiêu chuẩn là một quy định chung và nước Anh thường được chọn bởi tất cả các tiêu chuẩn, các phương pháp thử  và các thủ tục hành chính áp dụng tại nước này đều được viết bằng ngôn ngữ tiếng Anh. 

+ Các tiêu chuẩn

Việc thiết lập hệ thống tiêu chuẩn của Liên minh châu  Âu là một quá trình dựa trên sự đồng thuận. Qúa trình này được khởi xướng từ ngành công nghiệp hoặc được Uỷ ban liên minh uỷ nhiệm và được tiến hành bởi các cơ quan tiêu chuẩn độc lập hoạt động ở cấp quốc gia, cấp châu Âu hoặc cấp quốc tế. Các tổ chức phi chính phủ, chẳng hạn như các tổ chức về môi trường và về người tiêu dùng, cũng được khuyến khích mạnh mẽ tham gia vào các hoạt động tiêu chuẩn hoá của Châu Âu. 

Nhiều tiêu chuẩn của Châu Âu được thông qua từ  các cơ quan tiêu chuẩn quốc tế  chẳng hạn như tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO). Việc soạn thảo một số tiêu chuẩn của châu Âu do 3 tổ chức tiêu chuẩn châu Âu đảm nhiệm đó là: 

- CENELEC, Uỷ ban tiêu chuẩn hoá về kỹ thuật  điện  Châu Âu (http://www.celenec.org/)

- ETSI, Viện tiêu chuẩn Viễn thông Châu Âu (www.etsi.org)

- CEN, Uỷ ban tiêu chuẩn hoá châu Âu (http://www.cenorm.be/), chịu trách nhiệm biên soạn các loại tiêu chuẩn khác. 

Việc soạn thảo, sửa đổi các tiêu chuẩn do các chuyên gia của Uỷ ban Kỹ thuật hoặc nhóm công tác (Working Group) thực hiện. Thành viên của CENELEC và CEN là các tổ chức tiêu chuẩn cấp quốc gia của các nước thành viên. Những tổ chức này cũng có các uỷ ban kỹ thuật điều hành và tham gia vào hoạt động tiêu chuẩn hoá đang diễn ra tại châu Âu. Các tiêu chuẩn do CEN và CENELEC ban hành được bán bởi các tổ chức tiêu chuẩn của các nước thành viên và cả Viện tiêu chuẩn  quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) (http://www.ansi.org/). Tổ chức ETSI có hoạt động khác với hai tổ chức này ở chỗ nó cho phép các công ty không thuộc châu Âu nhưng quan tâm đến châu Âu được tham gia vào uỷ ban kỹ thuật của tổ chức và tổ chức này cho phép tải các tiêu chuẩn miễn phí trên trang Web của mình. Ngoài ba tổ chức xây dựng tiêu chuẩn này, Uỷ ban liên minh châu Âu cũng đóng vai trò quan trọng đối với tiêu chuẩn hoá thông qua hoạt động tài trợ cho các công ty vừa và nhỏ, các tổ chức phi chính phủ (tổ chức môi trường và người tiêu dùng) để tham gia vào quá trình tiêu chuẩn hoá. Uỷ ban liên minh cũng cấp tiền cho các cơ quan tiêu chuẩn khi giao trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cho Tổ chức Tiêu chuẩn châu Âu đối với các tiêu chuẩn đã được hài hoà để phù hợp với các quy định kỹ thuật của Liên minh. Tất cả những tiêu chuẩn đã được hài hoà là cơ sở cho việc ghi nhãn CE, có thể được tìm thấy trên trang web http://www.newapproach. org/. 

Nhờ  có sự thúc đẩy không ngừng của hệ  thống pháp luật, tiêu chuẩn cũng như nhờ vào nguồn vốn phát triển kinh doanh dồi dào, hệ thống tiêu chuẩn của châu Âu đã phát triển sâu rộng vượt ra khỏi  ranh giới chính trị của châu lục, vươn đến các thành viên liên kết của châu Âu (các nước trong tương lai sẽ trở thành thành viên chính thức của châu Âu) như Albania, Bulgaria, Croatia, Romania, Macedonia và Thổ Nhĩ Kỳ. Một loại thành viên khác, gọi là "các tổ chức tiêu chuẩn hoá cộng sự" bao gồm các tổ chức tiêu chuẩn hoá của Nam Phi, Ai Cập, Serbia/Montenegro và Ukraine. Đây là những tổ chức có thể không gia nhập ngay vào Liên minh châu Âu EU hay CEN nhưng muốn tham gia vào các uỷ ban kỹ thuật cụ thể của CEN. Những nước này chấp nhận đóng đầy đủ các khoản phí tham gia vào các uỷ ban kỹ thuật và chấp thuận áp dụng các tiêu chuẩn cuả uỷ ban kỹ thuật làm tiêu chuẩn của quốc gia mình. Nhiều quốc gia khác là mục tiêu của chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Liên minh châu Âu nhằm mang các tiêu chuẩn và các quy định về kỹ thuật của Liên minh châu Âu đến các nước đang phát triển như các nước thuộc Địa Trung Hải và khu vực Bancăng, một số nước châu Mỹ Latin, Trung Quốc và Nga.  

Thông tin về hoạt động tiêu chuẩn hoá trong tương lai của CEN và CENELEC  được cung cấp trên các trang web của hai tổ chức này. Trang “vùng kinh doanh” (business domain) của CEN cung cấp cho bạn các thông tin tổng quan về uỷ ban kỹ thuật và/hoặc theo vùng. Trong khi đó, khi vào trang Web của CENELEC, bạn có thể tìm kiếm cơ sở dữ liệu của tổ chức này. Trang Web của ETSI (http://portal.etsi.org/Portal Common/home.asp)  giúp bạn tìm hiểu những hoạt động đang diễn ra của tổ chức. 

Để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường, các tổ chức tiêu chuẩn châu Âu đã và đang tìm kiếm các " sản phẩm mới " là các sản phẩm giống tiêu chuẩn  trong một khoảng thời gian ngắn. Dù rất ít trong số những sản phẩm giao nhận mới này được nối kết với các quy định của EU nhưng người ta vẫn mong đợi rằng những tiêu chuẩn này cuối cùng sẽ trở thành cơ sở cho một tiêu chuẩn EU áp dụng rộng rãi. 

Hệ  thống tiêu chuẩn nước Anh áp dụng có tính trật tự, ưu tiên áp dụng trước là hệ thống tiêu chuẩn của ISO, EU và BS. Khi không có tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn của EU được áp dụng và nếu cả tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn của EU chưa được ban hành thì một tiêu chuẩn khác mang tính quốc gia (BS) sẽ được đưa ra áp dụng. Nếu không có tiêu chuẩn của ISO, EU và BS, các tiêu chuẩn đối với từng lĩnh vực và các phê chuẩn không có cơ sở pháp lý cũng sẽ được chấp nhận như là là sự đảm bảo cho chất lượng sản phẩm. Dù vậy, sự áp dụng này sẽ không được coi là có hiệu lực nếu các tiêu chuẩn của ISO, EU hoặc BS đã được thông qua.  

 

Nguồn: Internet